BEAM coin là gì? Tất tần tật về tiền điện tử BEAM

BEAM coin là đồng tiền điện tử chính thức của dự án Beam, một nền tảng blockchain được xây dựng nhằm gia tăng khả năng mở rộng và sự riêng tư cho các giao dịch tiền điện tử. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết đồng coin này, mời bạn cùng Cafe des Epices theo dõi:
Beam coin là gì?
Beam là một blockchain Layer-1 và nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Beam được ra mắt vào tháng 3/2018, đến tháng 1/2019, phiên bản đầu tiên của chuỗi khối chính thức mainnet.
Beam hoạt động dựa trên giao thức Mimblewimble – một giao thức cho phép bảo mật hoàn toàn các giao dịch blockchain mà không ảnh hưởng đến khả năng mở rộng.
Chuỗi khối Beam sử dụng thuật toán Proof of Work (PoW) có tên là BeamHash III để đạt được sự đồng thuật mạng. BeamHash III là một cải tiến đối với mạng khai thác Beam, nó hoạt động hiệu quả cho khai thác GPU và kháng ASIC
BEAM coin là đồng tiền gốc của nền tảng Beam. BEAM là một tiền điện tử giảm phát, số lượng tiền đang lưu hành giảm dần theo thời gian để hỗ trợ giá trị của đồng tiền. Cứ mỗi 4 năm, số lượng coin BEAM phat hàng giảm 1 nửa và ngừng phát hoàn toàn sau 133 năm.
Mimblewinble là gì?
Mimblewinble là một giao thức cho phép bảo mật hoàn toàn các giao dịch blockchain mà không làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng. Nó được một developer ẩn danh sáng lập vào ngày 19/06/2016.
Mặc dù Mimblewinble giúp cho giao dịch được ẩn danh song nó sẽ thay đổi cần như toàn bộ kết cấu của Bitcoin. Đó là lý do vì sao Mimblewible không được chấp thuận áp dụng lên blockchain của Bitcoin.
Đội ngũ phát triển Beam coin
Một số thành viên hàng đầu trong nhóm phát triển của Beam có thể kể đến như Alexander Zaidelson, Alex Romanov và Amir Aaronson:
- Alexander Zaidelson hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của dự án (CEO). Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà phát triển phần mềm và là cố vấn cho một số dự án khởi nghiệp. Trước khi tham gia vào đội ngũ phát triển của Beam coin, ông đã là nhà sáng lập của nhiều dự án. Điển hình như Nareos – một công ty chia sẻ tệp P2P và Wikitup.
- Alex Romanov, CTO đã từng có kinh nghiệm làm việc với các nhóm lớn trong một số dự án phức tạp. Ngay từ những ngày đầu đến với Beam, Alex đã ngay lập tức nắm giữ vai trò quản lý phòng R&D (Phòng nghiên cứu và phát triển dự án).
- Bên cạnh là COO của Beam, Amir Aaronson còn là nhà đồng sáng lập và nhà quản lý của một số công ty công nghệ khởi nghiệp.
Tính năng nổi bật của BEAM coin
Các tính năng nổi bật của Beam phải kể đến như:
-
- Hoàn toàn riêng tư: BEAM đã đưa ra những giải pháp để tăng tính ẩn danh của các giao dịch, số dư địa chỉ và danh tính người dùng bằng cách sử dụng giao thức MimbleWimble. Ngoại trừ những người tham gia trên mạng, không ai có thể nhìn thấy người gửi, người nhận hoặc giá trị của giao dịch. Thông tin liên quan đến danh tính đều không được ghi lại trên chuỗi khối Beam.
- Khả năng mở rộng: trong MimbleWimble còn có tính năng “Cut-through”. Tính năng này giúp loại bỏ các đầu ra dư thừa được sử dụng để làm đầu vào trong một block. Từ đó giúp giải phóng không gian trong block và giảm dữ liệu lưu trữ trên nền tảng mà vẫn duy trì được tính bảo mật.
- Tính linh hoạt cao: Beam hỗ trợ nhiều loại giao dịch khác nhau như giao dịch ký quỹ (escrow), giao dịch khóa thời gian (time locked), Atomic Swaps,…
- Tính năng kiểm toán: Đây là một tính năng mở rộng dựa trên giao thức MimbleWimble gốc. Tính năng này cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể báo cáo lịch sử tài chính cho kiểm toán viên hoặc một bên thứ ba bất kỳ theo cách an toàn và có thể xác thực được.
- Confidential Assets: Beam cho phép mã hoá nhiều loại tài sản khác nhau trên nền tảng blockchain của chính mình. Nhờ vậy mà các thông tin về giao dịch tài sản được bảo mật tuyệt đối. Những bên tham gia giao dịch có toàn quyền truy cập, kiểm soát quyền riêng tư và quyết định ai có thể truy cập thông tin của họ.
Thông tin cơ bản về BEAM token
- Ticker: BEAM.
- Blockchain: Beam Blockchain.
- Type: Coin, Mineable
- Consensus: Proof of Work
- Algorithm: BeamHash III
- Block time: 60 seconds
- Block reward: 80 BEAM
- Transaction Time: 20TPS (Maximum 1000 TPS sau khi nâng cấp)
- Tổng cung: 133.946.040 BEAM
- Tổng cung tối đa: 262.800.000 BEAM
- Lượng cung lưu hành: 132.718.280 BEAM (02/2023)
Thông tin phân bổ BEAM token:
- Private Sale 1: 2,40%.
- Private Sale 2: 1,20%.
- Private Sale 3: 0,55%.
- Team: 4,80%.
- Beam Foundation: 2,40%.
- Advisors: 0,65%.
- Mining Rewards: 88%.
BEAM coin được dùng để làm gì?
BEAM coin đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái của Beam. Đồng tiền điện tử này được sử dụng để:
- Thanh toán phí giao dịch.
- Làm phương tiện thanh toán ẩn danh.
- Làm phần thưởng khối cho các thợ đào (miner) khi tham gia xác nhận giao dịch.
- Tạo và trao đổi các Confidential Assets trên nền tảng blockchain của Beam.
Kết luận
Tính ẩn danh và khả năng mở rộng của BEAM đang được đánh giá cao hơn so với thế hệ coin ẩn danh đầu tiên. Tuy nhiên, đồng tiền điện tử này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ hai đối thủ là Zcash và Monero. Song với lộ trình phát triển rõ ràng cùng những ưu điểm nổi bật, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng về một tương lai tươi sáng của BEAM coin.
Như vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong các thông tin về BEAM coin. Mong những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được “cái nhìn” cận cảnh hơn. Từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác nhất. Chúc bạn thành công!
>>>> Có thể bạn quan tâm:
Lending là gì? TOP 3 nền tảng lending tốt nhất nhất hiện nay