Mainnet là gì? Mainnet có tác dụng gì trong dự án Crypto

Mainnet (Main Network) là thuật ngữ crypto dùng để chỉ các nền tảng blockchain hoàn thiện đã đi vào hoạt động. Về cơ bản, một dự án đã mainnet thường được xem là những sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Vậy cụ thể Mainnet là gì? Và liệu, có phải tất cả các dự án đã mainnet đều đáng để đầu tư? Hãy cùng Cafe des Epices tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này ngay sau đây nhé!
Mainnet là gì?
Mainnet là từ viết tắt của cụm từ Main Network, tức “Mạng chính thức”. Một nền tảng chỉ chính thức Mainnet sau khi đã được các Developer thử nghiệm thành công trên Testnet – Mạng thử nghiệm.
Việc các dự án Mainnet chứng tỏ chúng đã có hệ thống blockchain riêng, có đồng coin/token riêng và có thể tự khởi chạy mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một nền tảng nào khác. Đặc biệt, người dùng còn có thể giao dịch gửi/nhận token trực tiếp thông qua ví riêng của mạng lưới. Hay các dev cũng có thể phát hành token, NFT, dApp… mới dựa trên chính blockchain này.
Quy trình phát triển Mainnet
Mainnet là sản phẩm cuối cùng của cả một giai đoạn thử nghiệm nhiều lần trên Testnet. Một khi, mọi thứ liên quan đến nền tảng đã được đảm bảo có thể khởi chạy hoàn hảo thì Mainnet mới có thể chính thức phát hành và ứng dụng. Bạn có thể hình dung đơn giản quy trình phát triển Mainnet của một dự án crypto như sau:
- Bước 1: Triển khai ICO, IEO, IDO… để phục vụ kế hoạch gây quỹ. Trong đó, các đồng token được sử dụng thường được phát hành trên các blockchain sẵn có. Ví dụ với dự án TRON, thời gian đầu đội dự án phát hành token TRX theo tiêu chuẩn ERC-20.
- Bước 2: Các Dev (lập trình viên) của nền tảng bắt đầu khởi chạy Testnet – Blockchain thử nghiệm. Mục đích chính của giai đoạn này là để đánh giá khả năng hoạt động của các tính năng mới mà không làm tổn hại quá nhiều đến hệ thống Mainnet.
- Bước 3: Quá trình khởi chạy Testnet có thể sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi blockchain thử nghiệm hoạt động trơn tru mà không gặp phải bất kỳ một vấn đề nào. Đồng nghĩa, quá trình triển khai Mainnet chỉ được “bấm nút” sau khi blockchain được test thành công.
- Bước 4: Đội ngũ phát triển dự án tiến hành công cuộc Mainnet Swap (hoán đổi Mainnet). Cụ thể, đồng token của dự án vốn được phát triển trên một blockchain gốc khác ở bước 1 sẽ được đội dự án chuyển đổi sang một loại token riêng của nền tảng theo tỷ lệ nhất định, thường là theo tỷ lệ 1:1.
- Bước 5: Tiếp tục phát triển Mainnet.
Mainnet có tác dụng gì?
Thông tin dự án đã khởi chạy mainnet cho thấy dự án đã và đang liên tục phát triển và gặt hái được một số thành công nhất định, cụ thể:
- Minh chứng sự phát triển của một dự án Blockchain
Đầu tiên, dự án được Mainnet chứng tỏ đội ngũ phát triển thật sự nghiêm túc với nền tảng. Và quan trọng là họ đang dần hiện thực hóa được các cam kết và kế hoạch trên giấy của mình trong bản White paper (sách trắng).
Thứ 2, khi mạng lưới đã chính thức đưa vào hoạt động thì người dùng có thể thực hiện các giao dịch chuyển coin/token, triển khai smart contract hay thiết kế dApp… Một khi càng nhiều người tham gia hoạt động trên nền tảng, càng nhiều dApp được xây dựng thì cơ hội phát triển của dự án trong tương lai càng tươi sáng và đáng kỳ vọng.
- Tạo độ uy tín cho một dự án Blockchain
Đồng coin/token sẽ không có giá trị nếu dự án không thể triển khai Mainnet. Mặc nhiên, chẳng nhà đầu tư nào đủ dại dột để bỏ tiền vào một khoản đầu tư không lợi nhuận. Ngược lại, một dự án Mainnet chứng tỏ nó không phải là một dự án “ma” và bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng của giá trị đồng coin/token khi blockchain phát triển trong tương lai.
Ví dụ: Sau khi khởi chạy Mainnet thành công, TRON đã ngay lập tức tách khỏi Ethereum và phát hành đồng token riêng – TRX. Và cũng sau thời điểm đó, hệ sinh thái của TRON nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều cột mốc ấn tượng.
Việc ra mắt mainnet có tác động đến giá trị coin như thế nào?
Việc một dự án hoạt động dựa trên nền tảng của một blockchain khác, giờ đây đã có thể tự khởi chạy được xem là tín hiệu tốt. Bởi, nó ngầm cho thấy đội ngũ phát triển dự án thật sự nghiêm túc và có định hướng phát triển nền tảng lâu dài. Từ đó dễ dàng thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm rót vốn và thúc đẩy giá trị đồng coin tăng trưởng.
Ngoài ra, khi dự án không còn phụ thuộc vào các nền tảng sẵn có như Ethereum hay BNB Chain thì các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng giá trị của đồng coin cũng được giảm thiểu đáng kể. Bạn có thể hình dung đơn giản, trong khi giá đồng ETH giảm thì giá đồng TRX vẫn có thể tăng nếu mạng lưới TRON phát triển mạnh mẽ.
Có nên đầu tư vào dự án không có mainnet không?
Sự ra đời của Mainnet chỉ là một trong những yếu tố tác động đến giá trị của đồng coin/token trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu sau khi Mainnet được ra mắt, đội ngũ dự án ngừng nâng cấp và hoàn thiện mạng chính thì sự tăng trưởng giá trị hoàn toàn có thể đi ngược lại sự kỳ vọng.
Do đó rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi nên hay không nên đầu tư vào một dự án đã hoặc chưa Mainnet.
Tốt nhất, để có thể có những quyết định đầu tư chuẩn xác, bạn không nên chỉ dựa vào Mainnet. Thay vào đó, bạn nên dành thêm sự quan tâm đến các yếu tố khác của dự án, điển hình như:
- Whitepaper của dự án, nhất là phần nội dung Roadmap, vấn đề mà dự án sẽ giải quyết, sản phẩm/dịch vụ của dự án, cách phân bổ tokennomic, công nghệ… Bởi, thông qua các phần nội dung này, bạn có thể đánh giá được khả năng phát triển thực tế và định hướng tương lai của nền tảng.
- Tiềm lực của đội ngũ phát triển nền tảng là yếu tố “then chốt” đến sự ổn định và phát triển lâu dài của dự án. Một dự án luôn được nâng cấp và hoàn thiện theo thời gian chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy giá trị đồng coin tăng trưởng tốt.
- Danh sách các nhà đầu tư lớn tham gia vào dự án cũng là một yếu tố “cốt cán” cần quan tâm trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Một dự án có thể thu hút được sự góp mặt của các “ông lớn” chắc chắn không phải là một dự án tầm thường. Và dĩ nhiên tiềm năng tăng trưởng giá trị của đồng coin cũng là rất đáng kỳ vọng.
Kết luận
Có thể thấy, Mainnet thật sự là một tín hiệu tốt cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, bạn không thể đưa ra quyết định trade/hold chỉ vì một dự án đã Mainnet. Tốt nhất, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ các yếu tố xoay quanh dự án như đã được đề cập bên trên. Nếu một dự án đang trong quá trình Testnet nhưng lại sở hữu đội ngũ phát triển dày dặn kinh nghiệm, có sự góp vốn của các nhà đầu tư lớn hay nhận được nhiều đánh giá cao về yếu tố kỹ thuật, thì đó vẫn là một dự án đáng để bạn quan tâm.
Trên đây là các thông tin chi tiết về Mainnet là gì. Hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về khái niệm của thuật ngữ này cũng như sức ảnh hưởng của các dự án đã được Mainnet. Chúc các bạn đầu tư thành công!