Mina coin là gì? Thông tin chi tiết về Mina Protocol (MINA)

Từ khi mới ra đời, Mina Protocol (Mina coin) đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư và chuyên gia về một công nghệ chuỗi khối nhẹ nhất. Tuy nhiên với nhiều người thì Mina coin còn là một cái tên khá mới lạ dù nó đã lọt top 100 đồng coin có vốn hóa thị trường lớn nhất. Vậy Mina coin là gì? Có nên đầu tư vào đồng coin Mina hay không? Hãy cùng Cafe des Epices tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Mina Protocol là gì?
Là một blockchain Layer-1 nhỏ gọn, Mina Protocol được mô tả là blockchain nhẹ nhất thế giới khi chuỗi khối chỉ nặng khoảng 22KB và gần như bất biến không thay đổi, bất chấp sự tăng trưởng về mức độ sử dụng. Hơn nữa, nó vẫn cân bằng về khả năng mở rộng, bảo mật và phân cấp.
Mina Protocol cho phép xây dựng các hợp đồng thông minh, áp dụng công nghệ bảo mật zero knowledge, giúp xây dựng các ứng dụng bảo mật thông tin. Các ứng dụng này được gọi là zkApps.
Ban đầu dự án có tên là Coda Protocol và được O(1) Labs chính thức khởi động xây dựng vào năm 2017 với tham vọng thiết kế một chuỗi khối hội tụ đủ 3 yếu tố bảo mật, mở rộng và phân quyền. Đến tháng tháng 3/2021, mainnet của Coda Protocol triển khai thành công. Vào tháng 10/2020, dự án đã đổi tên từ Coda Protocol thành Mina Protocol. Hiện tại, Mina được quản lý bởi Mina Foundation và đang phát triển cộng đồng cùng hệ sinh thái trên toàn thế giới.
>> Xem thêm: Reef là gì?
Ai là người tạo ra Mina Protocol?
Một đội ngũ sáng lập và đối tác vững mạnh là yếu tố quan trọng để một dự án phát triển và tạo dựng thương hiệu riêng. Hãy cùng tìm hiểu về những người đã tạo ra Mina Protocol.
1. Đội ngũ sáng lập và phát triển
Người đưa ra ý tưởng của dự án, đồng thời là CEO và founder của Mina Protocol chính là Evan Shapiro. Evan tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon và nhận bằng Thạc sĩ khi nghiên cứu về nền tảng robotic HERB tại CMU Personal Robotics Lab. Anh cũng là đồng sáng lập và cựu CEO tại O(1) Labs, giữ vai trò kỹ sư phần mềm tại Mozilla.
Ngoài ra, đội ngũ phát triển của Mina Protocol còn có nhiều kỹ sư, chuyên gia tài năng trong các lĩnh vực Blockchain, tiền điện tử, kinh doanh… Tiêu biểu như:
- Izaak Meckler: CTO của O(1) Labs. Là một nhà toán học và khoa học máy tính, nghiên cứu sinh tiến sĩ về mật mã học tại UC Berkeley, kỹ sư phần mềm tại Jane Street
- Paul Davison: Đồng sáng lập của nền tảng mạng xã hội Clubhouse; Đồng sáng lập và CEO tại CoinList…
- Brandon Kase: kỹ sư phần mềm tại Highlight, Pinterest, Facebook và Mozilla
- Joon Kim: Từng là cố vấn chung của Terra, Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Cố vấn tại Lightyear Capital…
2. Nhà đầu tư
Mina Protocol nhận được sự hậu thuẫn của nhiều nhà đầu tư lớn như Multicoin Capital, Coinbase, IOSG, Paradigm, Polychain Capital… Dự án đã gọi vốn thành công khoảng 44.7 triệu đô chỉ sau 4 vòng Funding Round.
Mina Protocol giải quyết vấn đề gì?
Sự ra đời của Mina Protocol nhằm giải quyết vấn đề gia tăng kích thước chuỗi khối ở các mạng blockchain trước đó.
Bởi có một thực tế là Bitcoin, Ethereum hay các blockchain thông thường khác có kích thước lưu trữ rất lớn và sẽ ngày một tăng lên theo thời gian. Nguyên nhân là bởi:
- Để chứng minh một giao dịch mới là hợp lệ thì cần phải kiểm tra được tất cả các lịch sử giao dịch đã diễn ra trước đó. Như vậy blockchain giao dịch càng lâu, lịch sử giao dịch càng nhiều thì thời gian để xác nhận tính hợp lệ của một giao dịch mới sẽ càng tiêu tốn thời gian.
- Hiện tại, kích thước chuỗi khối của Bitcoin đã đạt trên 400 GB trong khi kích thước ban đầu của nó chỉ là 1,93 GB vào tháng 6/2012. Có nghĩa là, nếu bạn muốn trở thành một miner (thợ đào) trên Bitcoin Network thì bắt buộc bạn phải bỏ vào khoảng 400GB bộ nhớ thực hiện lưu trữ lịch sử giao dịch.
- Bitcoin là một hệ thống xử lý giao dịch khá chậm, trung bình hệ thống chỉ có thể xử lý từ 3-5 TPS (giao dịch/giây). Nhưng nếu so với Solana, mạng blockchain siêu nhanh có thể xử lý lên đến 50.000 TPS thì chỉ sau một thời gian ngắn, kích thước chuỗi khối sẽ gia tăng chóng mặt.
Cách thức hoạt động của Mina Protocol
Tương tự như Solana, Cardano hay Tezos, Mina là một blockchain Proof of Stake. Điểm đặc biệt là Mina sử dụng thêm công nghệ đặc biệt là zk-SNARK (viết tắt của “zero-knowledge Succinct Non-interactive ARgument of Knowledge”) – một kỹ thuật nén dữ liệu cao cấp.
Giống như các blockchain khác, mạng lưới Mina gồm hàng nghìn các máy tính (node) từ khắp nơi trên thế giới. Họ thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, xác minh giao dịch và thêm khối mới vào blockchain. Điểm đặc biệt là Mina yêu cầu 2 node chuyên biệt giúp mạng hoạt động hiệu quả cụ thể là Block Producer (nhà sản xuất khối) và Snarker.
Block Producer đảm nhận nhiệm vụ giống như các miner trong mạng Bitcoin hay staker trong các mạng PoS khác. Thông thường, công việc của một Block Producer sẽ là kiểm kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch mới và tạo các block dữ liệu mới. Để làm được điều này, bắt buộc họ phải lưu trữ toàn bộ dữ liệu.
Với các blockchain thông thường, nếu hoạt động càng lâu thì việc trở thành một Block Producer càng khó, nguyên nhân là khi đó lịch sử giao dịch càng nhiều, hệ thống sẽ yêu cầu họ sở hữu máy tính có bộ nhớ càng cao.
Tuy nhiên, các Block Producer trong Mina không cần phải lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch mà vẫn có thể xác minh tích hợp lệ của các giao dịch mới trong thời gian nhanh chóng. Nguyên nhân là bởi:
- Snaker lúc này sẽ đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ dữ liệu giao dịch. Công việc chính của các node snarker là sử dụng sức mạnh tính toán để nén dữ liệu mạng để sản xuất ra các SNARK (giấy chứng nhận về lịch sử giao dịch).
- Mỗi giao dịch sẽ có một giấy chứng nhận SNARK đi kèm. Khi đó, Block Producer chỉ cần nhìn vào SNARK là có thể biết được giao dịch đó có hợp lệ không, thay vì phải xác mình toàn bộ chuỗi từ đầu.
- Công nghệ zk-SNARK giúp duy trì kích thước chuỗi khối ở mức rất thấp và dường như bất biến, mỗi SNARK luôn có dung lượng chỉ khoảng 22KB. Nghĩa là dù có bao nhiêu giao dịch đã diễn ra trên Mina Protocol thì thời gian để xác nhận tích hợp lệ của giao dịch vẫn vậy.
- Để có SNARK đó, Block Producer cần mua từ nhiều Snarker khác nhau. Các Snarker sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp giấy chứng nhận. Điều này ra tăng tính bảo mật cho mạng lưới.
Điểm nổi bật của Mina Protocol
Có thể điểm danh một số điểm nổi bật của Mina Protocol như sau:
1. Kích thước Blockchain nhẹ
Kích thước chuỗi khối chỉ khoảng 22BK Mina Protocol có khả năng mở rộng rất cao. Quá trình xác minh giao dịch diễn ra nhanh chóng, giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạng lưới. Bên cạnh đó, mạng lưới vẫn đảm bảo được tính bảo mật.
Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tham gia bảo vệ mạng lưới (dù chỉ sở hữu một chiếc smartphone) và tham gia xác thực giao dịch. Điều này giúp tất cả người dùng đều có thể tham gia vào chương trình phần thưởng khối, đồng thời gia tăng sự bảo mật mạng.
2. Sở hữu dữ liệu của bạn
Khi sử dụng các zkApps, người dùng được toàn quyền sở hữu dữ liệu của mình mà không phải bàn giao cho các thực thế tập trung (ví dụ như dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại…) khiến dữ liệu có nguy cơ bị tấn công hoặc đem bán.
3. Truy cập Mina từ các chuỗi khối khác
Với thiết kế gọn nhẹ và tính chất off-chain của các ứng dụng zkApps cho phép người dùng có thể tận dụng ưu điểm từ cơ chế Zero-Knowledge ngay trên các blockchain khác.
Hiện tại dự án Mina Protocol đang thực hiện việc thiết lập cầu nối với Ethereum cũng như nhiều chuỗi khối khác. Điều này giúp các dApps trên các chuỗi khác tận dụng lợi thế từ việc xác minh dữ liệu, quyền riêng tư, bằng chứng mật mã và tính năng đăng nhập an toàn của zkApps của Mina.
4. Kết nối với dữ liệu của thế giới thực
Phần lớn các blockchain hiện nay bị hạn chế khả năng tương tác với các nội dung trên Internet. Trong khi đó, zkApps của Mina có thể tương tác riêng tư với bất kỳ trang web nào và truy cập dữ liệu trong thế giới thực đã được xác minh để sử dụng trên chuỗi khối.
Nhờ vậy, các nhà phát triển có thể tận dụng dữ liệu trên Internet và dễ dàng đưa dữ liệu đó vào chuỗi khối – mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.
5. Cộng đồng người dùng trên toàn cầu
Nếu như nhiều chuỗi khối khác được điều hành bởi các bên trung gian thì Mina được điều hành bởi chính những người tham gia mạng lưới. Cộng đồng người dùng trên khắp thế giới là nhân tố chính tạo nên sức mạnh của Mira. Trên thực tế, Mina đã tạo ra một trong những cộng đồng lớn nhất và tích cực nhất so với các dự án được triển khai trong những năm gần đây.
Mina coin là gì?
MINA coin là token gốc của mạng Mina Protocol, giống như BTC trên Bitcoin hay ETH trên Ethereum. Ban đầu MINA có tổng nguồn cung là 1 tỷ, sau đó đã được thay đổi nguồn cung là không bị giới hạn.
Thông tin cơ bản:
- Token Name: Mina Protocol
- Ticker: MINA
- Blockchain: Mina
- Token Standard: Updating
- Token type: Utility, Governance
- Total Supply: Không giới hạn (ban đầu là 1 tỷ MINA)
- Circulating Supply: 802,496,987 MINA (cập nhật tháng 1/2023)
Phân bổ Mina coin:
Trong 1 tỷ MINA được phát hành ban đầu được phân bổ như sau:
- Mina Foundation: 6.0%.
- Tài trợ O(1) Labs: 7.5%.
- Quỹ đầu tư: 20.5%.
- Team phát triển: 23.6%
- Cộng đồng: 42.3%.
MINA coin dùng để làm gì?
Trong mạng lưới Mina Protocol, Mina coin được sử dụng cho các mục đích sau:
- Thanh toán phí giao dịch mạng: Người dùng sẽ trả phí giao dịch mạng bằng đồng MINA cho mỗi lần tương tác với các ứng dụng hoặc chuyển tiền ngang hàng trên Mina Protocol.
- Staking và phần thưởng khối: Các Block Producer cần đặt cược một lượng MINA nhất định để có quyền tham gia xác thực giao dịch và thêm khối mới. Đổi lại, họ cũng sẽ nhận được MINA làm phần thưởng cho việc vận hành hệ thống.
Ví lưu trữ token Mina
Do là altcoin mới ra đời nên Mina token chưa kết nối với nhiều ví điện tử phổ biến như Ledger, Trezor, Math Wallet, Trust Wallet, Atomic wallet…. Dưới đây là những ví lưu trữ token Mina mà bạn có thể sử dụng:
- Ví Clorio: ví lưu trữ token MINA trên trình duyệt web hoặc desktop máy tính
- Ví StakingPower: ví lưu trữ Mina coin trên smartphone
- Ví Auro: có cả phiên bản điện thoại và trình duyệt Chrome, Firefox
Ngoài ra, người dùng cho thể giao dịch và lưu trữ Mina token trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, Mandala Exchange, OKX, DigiFinex…
Có nên đầu tư vào MINA coin hay không?
Thật khó để đưa ra một câu trả lời chính xác về việc có nên đầu tư vào một đồng tiền điện tử nhất định hay không, đặc biệt với trường hợp Mina coin còn khá non trẻ và chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về triển vọng phát triển của nó.
Tuy nhiên, hãy tham khảo những ưu và nhược điểm của Mina coin dưới đây vì nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định ít rủi ro nhất.
Ưu điểm:
- Kích thước chuỗi khối nhẹ và có khả năng mở rộng cao nhưng vẫn đảm bảo tính phân cấp và bảo mật.
- Đội ngũ sáng lập là những kỹ sư, chuyên gia có trình độ cao và nhận được sự đóng góp từ các nhà phát triển trên toàn thế giới. Công nghệ cũng không ngừng được nâng cấp để tạo ra một mạng lưới an toàn, tăng tính khả dụng.
- Dự án nhận được sự hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư lớn như Multicoin Capital, Coinbase, IOSG, Paradigm, Polychain Capital… và nhiều quỹ đầu tư khác.
Nhược điểm:
- Tốc độ xử lý giao dịch còn hạn chế. Dù đạt tốc độ 22 TPS cao hơn Bitcoin, tuy nhiên vẫn cách quá xa các loại coin khác như Solana (50.000 TPS) hay Algorand (1.000 TPS)…
- Công nghệ chưa được cấp bản quyền khiến nó có thể trở thành mục tiêu của việc sao chép và xây dựng những nền tảng tương tự
- Cạnh tranh với nhiều loại tiền điện tử mới với công nghệ ngày càng cải tiến và ưu việt hơn.
- Chịu sự chi phối về giá của một số đồng coin lớn nhất, đặc biệt là Bitcoin.
- Mina coin vẫn chưa được liên kết với nhiều ví điện tử lớn, khiến tính khả dụng của nó bị hạn chế phần nào.
Kết luận
Để đánh giá liệu một loại tiền điện tử có phải là một khoản đầu tư tốt hay không, cần xem xét trên hai yếu tố: sự nhiệt tình của nhà đầu tư và mức độ hữu ích của blockchain đó trong cuộc sống thực. Khi nói đến Mina Protocol, cả hai khía cạnh này đều được thể hiện đầy đủ. Khách quan mà nói thì Mina cũng đã đạt được khả năng mở rộng, bảo mật và phân cấp. Tuy nhiên so với các blockchain 3.0 thì những thành tựu Mina đạt được vẫn chưa thật sự thuyết phục.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được Mina Coin là gì cũng như có những thông tin hữu ích về công nghệ Blockchain độc đáo này.