Osmosis là gì? Tất tần tật thông tin về tiền điện tử OSMO

Osmosis là gì? Tất tần tật thông tin về tiền điện tử OSMO

Dự án Osmosis là một giao thức sàn giao dịch phi tập trung (DEX) nổi tiếng sử dụng công nghệ AMM nhằm tạo ra các trung tâm thanh khoản với độ tùy chỉnh linh hoạt cho toàn bộ hệ sinh thái Cosmos. Trong bài viết này của Cafe des Epices chúng ta hãy cùng tìm hiểu Osmosis là gì và token OSMO của nó nhé.

Osmosis là gì?

Osmosis là một AMM DEX đầu tiên và được coi là lớn nhất trên hệ sinh thái Cosmos. Osmosis cho phép người dùng hoán đổi (swap) tài sản thông qua các pool thanh khoản (liquidity pool) tương tự như Uniswap hay Pancakeswap. Điểm khác biệt là Osmosis là DEX AMM tiên tiến cung cấp các nhà tạo lập thị trường (AMM) có thể tùy chỉnh

Osmosis được xây dựng bằng Cosmos SDK. Như vậy, Osmosis là một blockchain Layer-1 trong hệ sinh thái Cosmos, mạng sử dụng Inter-Blockchain Communication (Giao tiếp liên chuỗi khối – IBC) để kích hoạt các giao dịch xuyên chuỗi. 

Trên hệ sinh thái Cosmos, Osmosis hiện đang chiếm ưu thế nhất, chiếm khoảng 40% tổng số chuyển tiền giữa các blockchain trên Cosmos. Các blockchain tương thích với IBC (chẳng hạn như Crypto.org, IRISnet, Akash, Regen, Cosmos Hub…) có thể hoán đổi liền mạch trên Osmosis với chi phí chỉ dưới $1. Osmosis đã và đang hướng tới trở thành trung tâm thanh khoản của hệ sinh thái Cosmos. 

Osmosis la gi

Osmosis hoạt động như thế nào?

Ngay từ ban đầu, Osmosis đã được tích hợp sẵn công nghệ IBC (Inter – Blockchain Communication) cho phép nó kết nối với toàn bộ hệ sinh thái chuỗi khối Cosmos. Gần đây, Osmosis cũng tích hợp thêm các chuỗi không hỗ trợ IBC sau khi tích hợp các tài sản bản địa (native asset) của Cosmos. 

Là một sàn DEX AMM, Osmosis hoạt động tương tự như các sàn AMM khác. Tuy nhiên, để khắc phục độ trượt giá cao, Impermanent Loss, Osmosis đã kết hợp trọn vẹn các sức mạnh của Uniswap, Balancer và Curve. 

Osmosis có thể tùy chỉnh thuật toán đường cong (curve algorithm). Nếu như, Uniswap áp dụng cure algorithm theo công thức: x*y = k (số không đổi). Thì Osmosis lại áp dụng theo công thức x*y = k (số có thể thay đổi). 

Để tránh rủi ro từ việc chênh lệch giá, Osmosis sử dụng Giá trung bình theo trọng số thời gian (TWAP) rất linh hoạt dựa trên sự biến động của thị trường, từ đó giúp người dùng nhận được nhiều lợi ích hơn. TWAP vốn là mức giá trung bình đáng tin cậy có thể loại trừ biến động giá ngắn hạn hoặc sự thao túng của tin tặc, đã được sàn DEX AMM Uniswap áp dụng đầu tiên. 

Các cơ chế của Osmosis: 

  • Khuyến khích nhà cung cấp thanh khoản: Osmosis cho phép bên thứ ba dễ dàng bổ sung các cơ chế khuyến khích vào các nhóm thanh khoản cụ thể.
  • Pool thanh khoản linh hoạt: Osmosis khá giống Balancer ở chỗ cho phép người dùng cung cấp thanh khoản linh hoạt cho các Pool với tỷ lệ khác nhau (66/34, 90/10, 50/50). Điều này giúp các chiến lược AMM phù hợp hơn với các thị trường thay đổi nhanh chóng như DeFi. 

Osmosis la gi

Điểm nổi bật của Osmosis

Osmosis có khá nhiều ưu điểm khi so sánh với các sàn giao dịch DEX thông thường. Chúng ta sẽ cùng phần tích những điểm nổi bật này ngay dưới đây.

1. Khả năng tùy chỉnh của nhóm thanh khoản (liquidity pool)

Osmosis cho phép Pool có thể tùy chỉnh. Không giống như Uniswap chỉ cho phép tạo nhóm 2 token có tỷ lệ bằng nhau vào Pool với phí hoán đổi là 0,3%. 

Osmosis lập luận rằng, với sự phát triển của thị trường DeFi thì đối tượng tham gia DeFi ngày càng chuyên nghiệp (như chuyên gia kinh doanh chênh lệch giá…). Lúc này, Pool cần linh hoạt hơn để cho họ tự xác định được cơ hội và phản ứng với chúng bằng cách điều chỉnh các tham số. Do đó, các Pool trên Osmosis có thể điều chỉnh các yếu tố như trượt giá, phí giao dịch…

2. Các nhóm thanh khoản tự quản trị

Tính năng quản trị nhóm của Osmosis cho phép một loạt các nhóm thanh khoản với mức độ chịu rủi ro và các chiến lược khác nhau cùng phát triển. 

Trong Osmosis, cổ phần của Pool không chỉ dùng để tính toán quyền sở hữu trong Pool, mà còn thể hiện quyền tham gia các quá trình ra quyết định chiến lược của Pool. Cổ phần được khóa trong thời gian dài thì quyền biểu quyết hoặc doanh thu thanh khoản sẽ cao hơn. Điều này khuyến khích cung cấp thanh khoản dài hạn và ngăn chặn các cuộc tấn công có thể xảy ra. 

Vì các AMM chú trọng đảm bảo tổng giá trị tài sản không đổi nên những người không đồng ý với các thay đổi được thực hiện đối với Pool có thể rút tiền của họ mà không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến hoạt động của Pool. 

3. Cơ chế Superfluid Staking

Osmosis là nền tảng đầu tiên cung cấp phần thưởng đặt cược nâng cao, được gọi là Superfluid Staking. Khi người dùng đặt cược token OSMO, họ cũng có thể đóng góp vào nhóm thanh khoản. Điều này cho phép họ nhận được hai loại phần thưởng cùng lúc, bao gồm một khoản phí giao dịch tương ứng từ nhóm thanh khoản và phần thưởng đặt cược.

Osmosis la gi

4. Kháng MEV

Khả năng kháng MEV (maximal extractable value – giá trị có thể trích xuất tối đa) được đảm bảo thông qua việc sử dụng mã hóa ngưỡng (threshold encryption) của Osmosis. Nhờ vậy mà các Pool là riêng tư và không thể bị thao túng bởi bot hay các tác nhân độc hại khác.

Các tính năng chính của sàn Osmosis

Sàn Osmosis có đầy đủ những tính năng cơ bản của một sàn DEX AMM thông thường, cụ thể:

  • Trade: Tính năng này cho phép người dùng có thể chuyển đổi tài sản được tích hợp trên Osmosis.
  • Pool: Người dùng có thể cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch trên nhóm thanh khoản (Pool) và nhận được phần thưởng từ các Pool khác nhau.
  • Asset: Do Osmosis có tích hợp thêm ICB nên người dùng có thể nạp token từ các Blockchain trong hệ sinh thái Cosmos. ICB có chức năng giống như cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain) thường thấy giữa Blockchain Ethereum và Binance Smart Chain. Tuy nhiên, tính năng này chỉ hỗ trợ các Blockchain sử dụng SDK của Cosmos. 
  • Airdrop: Người dùng có thể thực hiện các nhiệm vụ trên Osmosis để nhận thưởng. Các nhiệm vụ này bao gồm: Cung cấp thanh khoản cho một Pool nào đó; Đặt cược (stake) token OSMO trên ví Keplr Wallet; thực hiện một Trade; Bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị… 
  • Stake: Người nắm giữ token OSMO của dự án có thể stake token này để trở thành validator của mạng lưới.
  • Vote: Người nắm giữ token OSMO có thể tham gia vào quá trình bỏ phiếu cho các quyết định quản trị trên mạng lưới.

Đội ngũ phát triển Osmosis

Hiện tại dự án Osmosis không công bố cụ thể đội ngũ phát triển của mình. Tuy nhiên, theo thông tin từ dự án thì Osmosis là một sản phẩm của Osmosis Labs, được thành lập bởi Sunny Aggarwal và Josh Lee.

Mặc dù Osmosis Labs Pte. Ltd. chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc phát triển mã (code) ban đầu của giao thức nhưng Osmosis thực sự được điều hành bởi nhóm phi tập trung (DAO). Tất cả sửa đổi và nâng cấp với giao thức được thực hiện bởi cộng đồng người dùng, những người nắm giữ token quản trị OSMO của nền tảng. 

Vì vậy mà không có thực thể nào đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý với những khiếu nại hay thiệt hại liên quan đến Osmosis. Đây cũng là lý do mà Binance đã đưa nó vào danh mục Innovation Zone Binance (vì không rõ ràng đội ngũ đằng sau).

OSMO là gì?

OSMO là token quản trị của nền tảng Osmosis, giống như ETH trên mạng Ethereum hay DOT trên mạng Polkadot. Dưới đây là những thông tin chi tiết về OSMO token.

Key Metric: 

  • Tên Token: Osmosis token
  • Ký hiệu: OSMO
  • Blockchain: Osmosis
  • Token Standard: N/A
  • Địa chỉ Contract: N/A
  • Loại token: Utility,Governance
  • Cung lưu thông: 492,590,761 OSMO
  • Tổng cung: 325.000.000 OSMO
  • Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 OSMO
  • Vốn hóa thị trường: $464,100,220 (rank #91)
  • Giá token: $0.9421/token

Token Allocation:

  • Liquidity Reward Mining: 40.5%
  • Developer Vesting: 22.5%
  • Staking Reward: 22.5%
  • Community Pool: 4.5%
  • Strategic Reserve: 5%
  • Airdrop: 5%

Osmosis la gi

Lưu ý: Các thông tin trên được cập nhật đến ngày 29/02/2023, theo dữ liệu từ trang CoinMarketCap.

OSMO coin dùng để làm gì?

OSMO coin được sử dụng trong 3 trường hợp sau:

  • Cung cấp thanh khoản (Liquidity): Người nắm giữ OSMO có thể tham gia cung cấp thanh khoản trong các Pool để nhận tiền thưởng
  • Đặt cược (stake): Người xác thực (validator) và người ủy quyền có thể đặt cược OSMO coin để xác minh các giao dịch và tạo ra khối mới. Đồng thời, họ sẽ nhận được phần thưởng vì đã đóng góp tài nguyên cho mạng.
  • Quản trị (Government): Người nắm giữ token OSMO có thể tham gia vào việc bỏ phiếu đối với các thay đổi, cập nhật trên nền tảng.

Có nên đầu tư vào Osmosis (OSMO) không?

Trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào Osmosis (OSMO) hay không, chúng ta hãy cùng phân tích những ưu và nhược điểm của dự án tiền điện tử này.

1. Ưu điểm 

  • Osmosis là sàn giao dịch phi tập trung hàng đầu được xây dựng dựa trên blockchain Cosmos. Nó là một giao thức AMM có thể tùy chỉnh cho phép người dùng kiểm soát phí hoán đổi, tính toán TWAP và thuật toán đường cong. Thiết kế của Osmosis và các nhóm thanh khoản tự quản đem đến nhiều cặp giao dịch hơn.
  • Sàn Osmosis được đánh giá là phí giao dịch thấp, tốc độ xử lý nhanh và chương trình staking reward ấn tượng, cạnh tranh so với các sàn DEX khác.
  • Giao thức được quản trị bởi công đồng phi tập trung (DAO), do đó việc phát hành và phân phối token công bằng hơn.
  • Nền tảng cũng áp dụng cơ chế Osmosis Thirdening nhằm tạo ra sự khan hiếm cho token OSMO và thúc đẩy việc tăng giá của nó. Hàng năm, Osmosis sẽ phát hành một số lượng token nhất định. Tuy nhiên, số lượng token được phát hành sẽ giảm một phần ba sau mỗi lần “ba lần”. 
  • Token OSMO được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch phổ biến, tiêu biểu là Binance, điều này khiến nó dễ tiếp cận người dùng hơn. Khối lượng giao dịch và TVL của nó cũng tăng trưởng ổn định.
  • Hiện tại, mức giá của OSMO khá thấp nên không gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư với nguồn vốn nhỏ.

2. Nhược điểm 

  • Nói một cách thẳng thắn thì sàn DEX Osmosis chưa thật sự nổi bật. So với những cái tên đứng đầu như Uniswap, Sushiswap, Curve, Pangolin… thì tên tuổi, cộng đồng người dùng và đội ngũ nhà đầu tư của nó còn khiêm tốn.
  • Ở thời điểm hiện tại, người dùng chỉ có thể thêm 2 token vào các Pool như Uniswap vì vốn hóa của token trong hệ sinh thái Cosmos vẫn còn thấp (khi so sánh với các hệ sinh thái như Ethereum). Do đó, việc thêm nhiều token vào các nhóm thanh khoản trên Osmosis phần nào có rủi ro cao hơn. 
  • Thông tin về đội ngũ phát triển của dự án chưa rõ ràng và điều này cũng khiến các nhà đầu tư có thể lo ngại.

Kết luận

Có thể thấy Osmosis DEX đã tạo ra các giải pháp cải tiến nhằm khắc phục hạn chế của các mô hình AMM hiện có. Điều này đem đến lợi ích rất lớn cho các nhà đóng góp thanh khoản với nhiều cách thức để tạo ra thu nhập. Bên cạnh đó, Osmosis còn đem đến trải nghiệm giao dịch tiện lợi cho người dùng và thúc đẩy lĩnh vực DeFi phát triển phân cấp hơn.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc nắm được Osmosis là gì và những thông tin hữu ích để đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử.

>>>> Có thể bạn quan tâm: 

Aion coin là gì? Coin Aion được sử dụng như thế nào?

 

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *