Pump và Dump là gì? Nhận biết thị trường đang Pump và Dump

Pump và Dump là hai thuật ngữ trong thị trường crypto để chỉ hành động các cá nhân, tổ chức có nguồn lực tài chính lớn đẩy giá một đồng coin lên cao rồi làm nó sụt giảm giá nhanh chóng để thu lợi nhuận. Bài viết sau đây của Cafe des Epices sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai thuật ngữ này, dấu hiệu và cách phòng tránh Pump và Dump để bảo toàn nguồn vốn.
Pump và Dump là gì?
Khái niệm Pump và Dump được hiểu đơn giản như sau:
1. Pump là gì?
Pum (bơm) là thuật ngữ trong thị trường crypto dùng để chỉ hành động mua một lượng lớn coin để đẩy giá lên cao, làm cho các nhà đầu tư trade coin cũng mua theo. “Cá mập” thường chọn các đồng coin có giá ban đầu thấp, vốn hóa nhỏ, ít người biết đến để Pump.
2. Dump là gì?
Dump (xả) cũng là một thuật ngữ trong thị trường crypto dùng để hành động bán coin số lượng lớn, một cách ồ ạt để làm cho giá coin tụt xuống thấp một cách thê thảm.
>> Như vậy Pum (bơm) và Dump (xả) là 2 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thị trường crypto dùng để chỉ hành động thao túng thị trường của “cá mập”/“cá voi” (những người có vốn lớn). Cụ thể cá mập sẽ mua coin với số lượng lớn để đẩy giá và làm cho các nhà đầu tư nhỏ cũng mua theo. Sau đó, đến một thời điểm nhất định khi giá coin đã tăng đến mức mong muốn, họ sẽ bán coin một cách ồ ạt để thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.
Việc bán ra một cách ồ ạt sẽ dìm giá coin xuống thấp, thậm chí không bằng giá lúc mới Pump. Khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ trở tay không kịp, chịu thiệt hại nặng nề.
Pump and Dump là hành động rất phổ biến trong thị trường crypto lợi dụng sự thay đổi của nhu cầu cung và cầu để làm cho giá coin tăng đột ngột nhằm thu lợi nhuận. Với hành động này, các “cá mập” có thể thoải mái điều hướng thị trường theo ý họ muốn, miễn là có lợi cho mình. Họ thường phối hợp hành động bằng cách sử dụng các nền tảng truyền thông như Discord và Telegram.
Pump & Dump đôi khi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, vài ngày đến vài tuần nhưng lại gây ảnh hưởng nặng nề đến giá và khối lượng của đồng coin.
3. Ví dụ về Pump và Dump trong crypto
Một ví dụ tiêu biểu của Pump và Dump trong thị trường crypto là sự tăng giảm giá đột ngột của đồng Tierion (TNT) vào tháng 5/2020. Đây là một Altcoin vốn hóa nhỏ và gần như không ai biết tới.
Vào ngày 12/5/2020, TNT đột ngột tăng giá mạnh từ 0,05 lên 0,11 đô la. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó, đồng TNT lại đột ngột giảm mạnh chỉ còn 0,03 đô la, thấp hơn cả mức giá trước khi tăng. Tìm hiểu kỹ người ta mới thấy đồng TNT tăng giá đột ngột không phải do có điều gì đặc biệt mà chỉ xuất phát từ một vài tin đồn tốt trên Facebook. Đây rất có thể là Pump và Dump của các “cá mập”.
Tại sao lại có Pump và Dump?
Tuy cũng xuất hiện trên thị trường chứng khoán, bất động sản nhưng với thị trường tiền điện tử, Pump và Dump xuất hiện nhiều hơn. Lý do là bởi:
- Cá nhà đầu tư lớn muốn tăng tính thanh khoản của thị trường nhanh
Thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển. Nhiều người có số vốn lớn với số tiền vượt qua cả khối lượng giao dịch hàng ngày của một Altcoin. Việc đồng coin tăng thanh khoản sẽ giúp họ thu về lợi nhuận nhanh chóng. Lúc này, họ sẽ nghĩ cách tạo Pump và Dump.
- Tạo hiệu ứng FOMO
FOMO là cảm giác sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó. Các nhà đầu tư lớn thường áp dụng FOMO để tạo ra Pump và Dump đẩy giá coin lên cao.
Đồng coin được Pump và Dump tạo ra làn sóng kêu gọi đầu tư mạnh mẽ. Những nhà đầu tư lớn sẽ tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm bằng cách bảo họ rằng sẽ bỏ lỡ khoản lợi nhuận rất lớn nếu không nhanh đầu tư vào đồng coin. Trong thời gian ngắn, giá coin tăng lên, tạo cảm giác FOMO. Việc bạn và nhiều nhà đầu tư khác FOMO sẽ càng ngày càng làm cho giá coin được đẩy lên cao.
- Hỗ trợ các đợt ICO
Các nhà đầu tư lớn thường thông qua ICO để tạo ra Pump và Dump. Họ sẽ tìm tới những người nổi tiếng trong thế giới tiền điện tử để hỗ trợ thực hiện điều này. Khi giá đã tăng đến mức mong muốn, họ bắt đầu bán phá giá làm cho các nhà đầu tư nhỏ bị thua lỗ.
Các “cá mập” thường không Pump và Dump những đồng coin có vốn hóa lớn như BTC hay ETH bởi việc đẩy giá cần một số tiền lớn và việc thao túng giá sẽ rất khó. Thay vào đó, họ thường Pump và Dump các Altcoin mới, có khối lượng giao dịch nhỏ thông qua ICO. Bởi đây là những đồng coin rất dễ bị làm giá.
- Tận dụng kẽ hở của pháp luật
Trong tài chính truyền thống, những người thao túng thị trường sẽ bị phạt rất nặng. Tuy nhiên, phần lớn các nước trên thế giới lại chưa có quy định pháp luật cụ thể đối với tiền điện tử. Chính vì thế, những người có vốn lớn tha hồ thực hiện Pump và Dump mà không sợ vi phạm pháp luật.
Quá trình thực hiện một đợt Pump và Dump
Nhìn chung, các đợt Pump và Dump diễn ra theo 3 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn gom coin
Nếu muốn thao túng giá, “cá mập” phải có được một lượng coin lớn. Chính vì thế, trong giai đoạn này, họ sẽ thực hiện như sau:
Bước 1 – Chọn coin: Các nhà đầu tư lớn chọn ra đồng coin vô danh hoặc có vốn hoá thị trường cực kỳ thấp và khối lượng giao dịch nhỏ. Đây thường là các đồng coin “rác”. Bởi các đồng coin này rất dễ bị kiểm soát và thao túng giá, chỉ cần một lượng không quá lớn là có thể “thổi phồng”.
Bước 2 – Tiến hành gom coin: “Cá mập” cấp vốn cho nhiều nhóm người khác nhau để mua coin với số lượng lớn nhằm mục đích làm cho những nhà đầu tư nhỏ tin tưởng. Việc gom coin này sẽ được diễn ra trong thời gian dài và chia thành nhiều đợt để giá coin không bị đẩy cao bất thường. “Cá mập” thường gom coin theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Đào coin từ sớm hoặc mua coin từ những vòng kêu gọi vốn đầu, khi mà đồng coin còn chưa được nhiều người biết đến. Đây là một phương án khá mạo hiểm vì phải tìm được dự án tiềm năng mà không phải lúc nào cũng có.
- Cách 2: Mua coin trên sàn giao dịch của đội ngũ sáng lập, các miner, những người muốn rời bỏ dự án. Do mua trực tiếp với số lượng lớn nên giá coin sẽ rẻ hơn giá trên thị trường.
2. Giai đoạn Pump coin và giữ giá
Sau khi đã mua đủ số coin theo kế hoạch, “cá mập” bắt đầu Pump giá bằng cách:
- Lên các diễn đàn, group và chatbox trên mạng xã hội có đông đảo nhà đầu tư (Telegram, Facebook, Discord…) để bàn luận và tung các tin đồn tốt về đồng coin.
- Có nhiều dự đoán lạc quan về tương lai của đồng coin.
- Sử dụng nhiều tài khoản clone khác nhau để bình luận, tạo ra cảm giác tự nhiên, chân thật.
- Các tin tốt liên tục được đưa ra tạo tín hiệu tăng giá coin mạnh.
Chính những điều này sẽ thu hút sự chú ý lớn của các nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư nghĩ đến việc nắm giữ đồng coin tạo nên hiệu ứng FOMO. Và các nhà đầu tư nhỏ sẽ thi nhau mua để hold coin hoặc trade coin, đẩy giá coin “lên trời”. Tất cả mọi người đều lạc quan về tương lai tươi sáng của đồng coin đến mức phi lý.
Giai đoạn Pump coin và giữ giá diễn ra rất nhanh. Mục đích của giai đoạn này là tạo tính thanh khoản cho thị trường, cho dù “cá mập” không mua thì giá coin vẫn tăng.
3. Giai đoạn Dump coin và thoát hàng
Khi đã đẩy lên được mức giá mong muốn và tạo đủ thanh khoản “cá mập” sẽ bán coin ra ồ ạt, có thể còn phá giá để chốt lời nhưng không phải cùng một lúc mà chia thành nhiều đợt. Trong quá trình này, giá coin không ngừng tăng làm cho phần đa các nhà đầu tư nhỏ đều mua vào với ý nghĩ giá sẽ tiếp tục tăng và thu được lợi nhuận.
Khi tất cả các “cá mập” đã thu lợi đủ và thoát ra an toàn, giá sẽ ngừng tăng và khối lượng giao dịch giảm xuống nhanh chóng. Sau đó, giá bắt đầu lao dốc, liên tục chạm đáy. Thị trường tiền điện tử trở nên đầy hỗn loạn. Lúc này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ còn cách “cắt lỗ”, bán tháo dưới giá thị trường để mong lấy lại được ít vốn.
Như vậy, khi quá trình Pump và Dump kết thúc, đa phần lợi nhuận sẽ vào tay những “cá mập” thao túng giá. Còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn ít với tham vọng làm giàu khi giá coin giảm bất ngờ sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Dấu hiệu nhận biết thị trường đang Pump và Dump
Thực chất, hành động “Pump và Dump” thao túng thị trường điện tử của các cá mập là bất hợp pháp. Tuy nhiên, do các cơ quan chức năng không thể kiểm soát nên quá trình này vẫn diễn ra. Vì thế, để bảo vệ mình, tránh bị mất vốn, nhà đầu tư cần nắm được các dấu hiệu nhận biết thị trường đang Pump và Dump dưới đây:
- Đồng coin tăng giá bất ngờ, không rõ nguyên do: Nếu một đồng coin có vốn hóa thị trường thấp (chỉ khoảng vài triệu đô la) hoặc vô danh bất ngờ tăng giá nhưng không có thông tin (công nghệ, ứng dụng trong thực tế…) đáng tin cậy thì đây rất có thể là dấu hiệu của quá trình Pump và Dump.
- Rất nhiều thông tin tốt về đồng coin một cách đáng ngờ: Một đồng coin có vốn hóa thị trường thấp hoặc vô danh tự nhiên lại có rất nhiều thông tin tốt. Tin tức đó có thể đến từ các bài báo được trả tiền, hoạt động truyền thông xung quanh một dự án crypto. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy Pump và Dump đang diễn ra.
- Đồng coin bỗng nhiên có độ thảo luận cao: Một đồng coin vô danh hoặc có vốn hóa thị trường thấp tự nhiên được thảo luận về xu hướng tăng giá trên các diễn đàn, trang tin, mạng xã hội, chatbox như Facebook, YouTube, Telegram, Twitter, Reddit… Hãy thận trọng! Đây rất có thể là cách “cá mập” đang đẩy giá coin lên cao.
- Lời hứa hẹn về lợi nhuận cao bất ngờ: Thực tế, rất khó để dự án chính xác một cách tuyệt đối biến động giá của đồng coin cũng như lợi nhuận đạt được. Nếu có người hứa hẹn bạn đầu tư vào một đồng coin nào đó có thể thu về lợi nhuận gấp nhiều lần số vốn ban đầu một cách nhanh chóng thì đây chính là quảng cáo sai sự thật. Lời hứa này có thể liên quan đến kế hoạch Pump và Dump của “cá mập”.
Cách phòng tránh các đợt Pump và Dump
Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết ở trên, để phòng tránh các đợt Pump và Dump, các nhà đầu tư cần lưu ý:
- Giao dịch tại các sàn lớn, uy tín: Bởi vì đồng coin của các sàn này đều khá nổi tiếng và được kiểm duyệt trước khi lên sàn. Giao dịch tại đây, bạn sẽ tránh được việc mua phải coin “rác” mà các coin này thường bị các “cá mập” thực hiện Pump và Dump.
- Tránh mua đồng coin có khối lượng giao dịch nhỏ: Bởi đây cũng là đồng coin mà các “cá mập” thường hướng đến để Pump và Dump.
- Không đầu tư hết vốn vào một đồng coin nào đó, đặc biệt là coin mới: Thay vào đó, bạn hãy chia vốn ra, đầu tư vào 3 – 4 coin có tiếng. Điều này sẽ giúp bạn tránh Pump và Dump và giảm bớt tổn thất khi một đồng coin chẳng may rớt giá.
- Tỉnh táo trước mọi tin tức, lời hứa có phần đáng ngờ và phi lý: Trước các thông tin tốt dồn dập, độ thảo luận lớn bất ngờ về đồng coin, lời hứa lợi nhuận tăng gấp nhiều lần, bạn hãy cẩn thận và xem xét thật kỹ. Đừng để bị FOMO, cuốn vào các lời hứa “ảo” và kế hoạch Pump và Dump của “cá mập”.
Kết luận
Như vậy, Dump và Pump là hành động thao túng thị trường điện tử bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính nhưng chưa được pháp luật quản lý. Chính vì thế, cách duy nhất để bạn tránh bị mất vốn do quá trình Dump và Pump là trang bị kiến thức, nhận biết và tránh xa chúng. Chúc bạn đầu tư thành công và giữ vững nguồn vốn, gia tăng lợi nhuận hiệu quả!
>>> Có thể bạn quan tâm: