Sidechain là gì? Sidechain được hoạt động như thế nào?

Sidechain là gì? Sidechain được hoạt động như thế nào?

Các mạng lưới blockchain phổ biến như Bitcoin hay Ethereum đang gặp phải các vấn đề về khả năng mở rộng, bảo mật và tính phi tập trung. Các giải pháp Layer 2 ra đời nhằm giúp các blockchain cải thiện vấn đề đang gặp phải. Trong số các giải pháp Layer 2 như sidechain, plasma, rollup, state channel, validium… thì sidechain được đánh giá là giải pháp dễ triển khai, có tính hiệu quả cao. Vậy Sidechain là gì? Sidechain hoạt động như thế nào? Hãy cùng Cafe des Epices tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sidechain là gì?

Sidechain là một blockchain riêng biệt được kết nốichạy cùng lúc với mainchain (hay blockchain gốc). Mục đích chính của sidechain là giúp mainchain cải thiện hiệu quả giao dịch, giảm quá tải và bổ sung các chức năng hữu ích cho mainchain. 

sidechain la gi

Mainchain và sidechain tương tác với nhau, cho phép người dùng chuyển giao và sử dụng dữ liệu, tài sản giữa hai blockchain. Từ đó, giúp các dự án có lượng người dùng lớn có thể mở rộng hệ sinh thái theo hướng phi tập trung. 

Về bản chất, sidechain là một blockchain độc lập. Do đó, nó vẫn có các thành phần thiết yếu là validator/miner, thuật toán đồng thuận như PoW hay PoS… để đảm bảo tính bảo mật riêng cho chính mình và blockchain chính. 

Song, dù là một blockchain riêng biệt nhưng sidechain không thể hoạt động nếu thiếu sự hỗ trợ của mainchain. Trong khi mainchain vẫn hoạt động bình thường khi không có sidechain, chỉ là không đạt hiệu quả cao như khi kết hợp. 

Sidechain hoạt động như thế nào?

Sidechain có nhiệm vụ chính là xử lý, xác thực giao dịch hoặc chạy các dApp để giảm tải hoạt động cho mainchain. Để thực hiện nhiệm vụ này, Sidechain đã sử dụng 2 cơ chế là Two-way peg (Chốt 2 chiều) 

Có thể hiểu đơn giản Two-way peg là một cầu nối giữa mainchain và sidechain, cho phép chuyển giao tài sản giữa 2 blockchain này với nhau.

Tuy nhiên, việc “chuyển giao” tài sản này không hề xảy ra, thay vào đó tài sản chỉ đơn giản bị khóa trên mainchain trong khi số tiền tương đương được mở khóa trên sidechain. Quá trình này diễn ra cụ thể như sau:

  • Khi có yêu cầu chuyển đổi tài sản, giao dịch sẽ được thực hiện và smart contract sẽ thông báo đến mainchain rằng một sự kiện đã xảy ra. Mainchain sẽ làm nhiệm vụ khóa tài sản lại. 
  • Sau đó, quy trình off-chain sẽ chuyển tiếp thông tin giao dịch đến một smart contract trên sidechain và cung cấp bằng chứng xác nhận tài sản đã bị khóa trên mainchain. 
  • Sau khi sự kiện đã được xác minh, số tiền tương đương sẽ được phát hành trên sidechain. Lúc này, người dùng có thể sử dụng tài sản kỹ thuật số đó trên sidechain. 
  • Tương tự, quá trình này cũng diễn ra khi tài sản được chuyển ngược từ sidechain về mainchain. 

sidechain la gi

Ví dụ về sidechain Liquid của Bitcoin

Để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách thức hoạt động của sidechain, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về cách hoạt động của Liquid (sidechain của Bitcoin). 

1. Chốt đi (Peg-in) từ Bitcoin sang Liquid

Peg-in là chốt chuyển tài sản từ Bitcoin sang Liquid. Quá trình chuyển đổi như sau:

  • Người dùng gửi BTC từ smart contract trên Bitcoin và tạo một giao dịch peg-in để yêu cầu một lượng L-BTC tương ứng từ Liquid. 
  • Hệ thống sẽ xác minh bằng cơ chế 102 để chắc chắn rằng tài sản của người dùng đã được khóa trên Bitcoin. Nếu xác nhận thành công, BTC sẽ được đóng băng trên Bitcoin và một lượng L-BTC tương đương sẽ được mở khóa trên Liquid. Lượng L-BTC sẽ xuất hiện trong bí Liquid của người dùng. 

2. Chốt về (Peg-out) từ Liquid sang Bitcoin 

Quá trình chuyển về từ Liquid sang Bitcoin được gọi là peg-out, cụ thể như sau:

  • Nguwofi dùng Liquid tạo một giao dịch peg-out để yêu cầu mở khóa BTC. 
  • Liquid Network sẽ giải phóng BTC sau khi xác minh bằng cơ chế 2 Liquid. Quá trình xác minh thành công, lượng L-BTC tương ứng sẽ bị phá hủy và lượng BTC được giải phóng sẽ chuyển thẳng vào ví Bitcoin của người dùng. 

Ưu điểm của Sidechain

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của sidechain chính là gia tăng khả năng mở rộng cho mainchain. Bên cạnh đó, sidechain còn sở hữu hàng loạt các ưu điểm nổi bật khác, điển hình như: 

1. Khả năng mở rộng mạnh mẽ

Một trong những vấn đề lớn hiện nay của công nghệ Blockchain đó là khả năng mở rộng mạng lưới và Sidechain được cho là một giải pháp “cứu cánh” giúp các mạng Blockchain giải quyết vấn đề này.

Khi đẩy một lượng lớn giao dịch thực hiện trên sidechain đã giảm bớt gánh nặng tính toán và tình trạng tắc nghẽn mạng cho mainchain. Điều này giúp thực hiện giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn, trong khi vẫn đảm bảo tính toàn vẹn cho mainchain.

2. Triển khai các thử nghiệm và nâng cấp dễ dàng

Các mạng Blockchain lớn có cấu trúc cồng kềnh và yêu cầu sự chấp thuận của đa số các node để có thể triển khai các thử nghiệm và nâng cấp. Điều này tốn rất nhiều thời gian và công sức, cũng như yêu cầu kỹ thuật phức tạp để việc triển khai không phát sinh sai sót.

Trong khi đó, các sidechain sẽ là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này bởi nó cho phép các nhà phát triển tự do áp dụng các ý tưởng mới. Đồng thời nếu áp dụng thất bại cũng sẽ không ảnh hưởng đến mạng chính.

3. Tính linh hoạt cao

Khả năng chuyển đổi tài sản kỹ thuật số dễ dàng giữa mainchain và sidechain giúp nhiều người dùng có thể tiếp cận với công nghệ Blockchain. Bên cạnh đó, các nhà phát triển có thể triển khai dự án của mình trên sidechain nếu mainchain không đảm bảo yêu cầu về chi phí, tốc độ.

Nhược điểm của sidechain

Bên cạnh nhiều ưu điểm thì việc triển khai sidechain cũng vấp phải một số nhược điểm nhất định như sau: 

1. Độ bảo mật thấp

Vì chủ yếu là các Blockchain nhỏ nên chi phí tấn công vào Sidechain thấp hơn nhiều so với các mạng Blockchain đã có tên tuổi. Nguy cơ lớn nhất đến từ tấn công 51% khi kẻ tấn công mua đủ sức mạng tính toán (với cơ chế PoW) hoặc đủ tài sản kỹ thuật số (token) để yêu cầu số cổ phần lớn (với cơ chế PoS).

Mặc dù các Sidechain hoàn toàn có thể từ chối các node không đáng tin cây tham gia vào mạng lưới, tuy nhiên điều này sẽ vi phạm bản chất mã nguồn mở của Blockchain. 

2. Khó khăn khi thực hiện giao dịch

Mặc dù tốc độ giao dịch nhanh chóng nhưng chi phí giao dịch trên sidechain không phải lúc nào cũng thấp. Và điều này đã khiến nhiều người phải cân nhắc khi lựa chọn giao dịch trên nền tảng này.

Bên cạnh đó, việc chuyển giao tài sản giữa các Blockchain cũng gây khó khăn cho những người dùng cần sử dụng gấp tài sản. 

Các dự án Sidechain nổi bật

Hiện tại có khá nhiều nền tảng Sidechain được xây dựng trên giải pháp công nghệ khác nhau. Chúng ta có thể điểm qua một số dự án nổi bật trong số đó.

1. Plasma chains

Plasma chains là một giải pháp Layer-2 trên mạng Ethereum. Cụ thể, nó là Blockchain sử dụng framework để tạo sidechain. Mạng sử dụng cơ chế đồng thuận Bằng chứng Cổ phần (PoS) giúp giao dịch nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Theo ước tính, Plasma có thể mở rộng tới hàng tỷ cập nhật trạng thái mỗi giây, giúp Blockchain mở cửa cho số lượng lớn các ứng dụng tài chính phi tập trung trên toàn cầu. 

sidechain la gi

2. Loom Network

Ra mắt vào năm 2018, Loom Network là một dự án cung cấp sidechain cho hàng loạt các mạng blockchain lớn như Bitcoin, Ethereum, BNB Chain, TRON… Điều này cho phép tích hợp tài sản kỹ thuật số từ nhiều mainchain, đồng thời người dùng có thể tương tác với nhiều mạng Blockchain cùng một lúc. Ngoài ra, Loom Network cũng giúp các nhà triển có thể tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApp) với khả năng mở rộng mạnh mẽ, hiệu suất cao và thân thiện người dùng. 

3. Rootstock

Rootstock là một trong những sidechain của Bitcoin nổi tiếng nhất. Nó được xem là phiên bản fork của Ethereum trên Bitcoin với 25 validator để kiểm soát quá trình Two-way peg của các giao dịch giữa Bitcoin và Rootstock. 

Dự án này nhằm mục đích làm tăng giá trị và chức năng cho mạng Bitcoin bằng cách cho phép người dùng thanh toán gần như ngay lập tức, tăng khả năng mở rộng và các hợp đồng thông minh hoạt động.

sidechain la gi

4. Liquid

Liquid cũng là một sidechain phổ biến của Bitcoin và không hề kém cạnh gì Rootstock. Trên mạng Liquid, người dùng có thể phát hành các tài sản kỹ thuật số mới của riêng mình như stablecoin hay private token. Dự án này đã tạo điều kiện cho việc chuyển tiền giữa các sàn giao dịch diễn ra ngay lập tức, thay vì phải trì hoãn vì những xác nhận trên Blockchain Bitcoin. Hiện Liquid đã có sẵn trên tất cả các sàn giao dịch Bitcoin.

sidechain la gi

5. POA Network

POA là một sidechain của Ethereum với mục tiêu xây dựng mạng blockchain công cộng an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đặc biệt phù hợp với các contract nhỏ. POA Network sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Authority cho phép thời gian giao dịch nhanh chóng, chỉ dưới 5s. 

sidechain la gi

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu Sidechain là gì, cùng những khía cạnh khác như cơ chế hoạt động, ưu nhược điểm và các dự án nổi bật. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn chinh phục thành công lĩnh vực Blockchain và tiền điện tử.

>>>> Có thể bạn quan tâm: 

Smart Contract là gì? Smart Contract hoạt động như thế nào?

 

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *