Smart Contract là gì? Smart Contract hoạt động như thế nào?

Smart Contract là gì? Smart Contract hoạt động như thế nào?

Smart contract là loại hợp đồng kỹ thuật số được sinh ra để quản lý các tài sản trên blockchain và tự động thực thi khi đã đáp ứng các điều kiện cụ thể. Loại hợp đồng này không chỉ có mặt trong lĩnh vực crypto mà còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết sau đây của Cafe des Epices sẽ giúp bạn hiểu smart contract là gì và giúp bạn nhận diện, sử dụng nó dễ dàng.

Smart contract là gì?

Trong thế giới của tiền mã hóa, Smart contract (hợp đồng thông minh) được hiểu là một ứng dụng/chương trình chạy trên blockchain. Nó là một bản hợp đồng kỹ thuật số được thiết kế để thực thi các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên. Ngay sau khi đáp ứng được các điều kiện đã ghi trước đó, hợp đồng sẽ tự động thực hiện.

Về bản chất, smart contract trên blockchain cho phép tạo ra các giao dịch không cần dựa trên sự tin cậy. Nghĩa là các bên tham gia không cần biết hay tin tưởng lẫn nhau mà vẫn có thể đưa ra các cam kết thông qua blockchain.

So với hợp đồng truyền thống thì smart contract cũng có các điều khoản và hình phạt rõ ràng. Song giữa hai loại hợp đồng này cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể bạn có thể theo dõi theo các tiêu chí so sánh theo bảng sau: 

Tiêu chí Hợp đồng pháp lý thông thường Hợp đồng thông minh
Cơ sở pháp lý Pháp luật Công nghệ blockchain và những quy tắc xác định trước
Ngôn ngữ Ngôn ngữ tự nhiên Ngôn ngữ lập trình
Người tham gia Phải có danh tính Chỉ cần có bút danh
Bên trung gian Không
Thời gian thực hiện Lâu hơn Nhanh hơn
Tính hiệu quả Thấp Cao
Sự thay đổi Có thể thay đổi bởi tác nhân bên ngoài Không thể thay đổi

Smart Contract la gi

Lịch sử ra đời của hợp đồng thông minh

Để hợp đồng thông minh có thể phổ biến như ngày nay là cả một quá trình dài:

  • Năm 1994

Hợp đồng thông minh được Nick Sbazo lần đầu giới thiệu vào năm 1994. Lúc này, hợp đồng thông minh là công cụ kết hợp các giao thức với giao diện người dùng để chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính. Nói cách khác, nó là mã code chạy trên blockchain có thể lưu trữ, sao chép bằng máy tính.

Nick Sbazo cũng chỉ ra việc hợp đồng thông minh có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hệ thống tín dụng, xử lý thanh toán và quản lý bản quyền nội dung, hệ thống giáo dục các cấp… Tuy nhiên, do công nghệ còn hạn chế nên ông chưa thể triển khai loại hợp đồng này.

  • Năm 2008

Bitcoin ra đời và mọi người bắt đầu chú ý đến công nghệ blockchain. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn chưa đạt đủ các yêu cầu cần có một hợp đồng thông minh.

  • Năm 2015

Vitalik Buterin là người đầu tiên áp dụng thành công hợp đồng thông minh trên Ethereum. Sau đó, nhiều dự án blochain khác như Neo, EOS, Cardano, Solana, Polkadot… cũng sử dụng hợp đồng thông minh làm phương thức vận hành hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp triển khai hợp đồng thông minh ở mỗi blockchain là khác nhau.

Smart Contract la gi

Yếu tố cần có để tạo nên hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh cần có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Chủ thể hợp đồng: Smart contract phải được các bên liên quan liệt kê trong hợp đồng cấp quyền truy cập để có thể tự động khóa/mở khóa khi cần thiết.
  • Chữ ký điện tử: Tương tự như hợp đồng truyền thống, smart contract đòi hỏi phải có chữ ký điện tử của các bên liên quan xác nhận đồng ý với các điều khoản thỏa thuận thì hợp đồng mới được triển khai.
  • Điều khoản hợp đồng: Được viết bằng ngôn ngữ lập trình rồi mã hóa, lưu trữ trên blockchain. Các bên tham gia phải ký xác nhận thì điều khoản hợp đồng mới hợp lệ.
  • Nền tảng phi tập trung: Hợp đồng thông minh chỉ chạy trên nền tảng blockchain. Do đó, người dùng cần lựa chọn nền tảng phi tập trung mà mình cảm thấy an toàn, tin tưởng nhất để thực thi hợp đồng. Sau khi hoàn tất, hợp đồng thông minh sẽ được tải lên nền tảng blockchain và sao lưu tại các node (máy tính)  trong cùng mạng lưới.

Smart contract hoạt động như thế nào?

Smart contract hoạt động theo một chương trình đã được định sẵn. Khi đã thỏa mãn các điều kiện nhất định, smart contract sẽ được tự động thực hiện.

Cụ thể, cách thức hoạt động của smart contract như sau:

  • Các điều khoản trong smart contract được viết bằng ngôn ngữ lập trình với các điều kiện được viết theo câu lệnh “If -Then”. Tùy theo từng blockchain mà ngôn ngữ lập trình dùng để viết smart contract sẽ khác nhau. Ví dụ như các smart contract trên blockchain Ethereum được viết bằng Solidity hay trên Cardano được viết bằng Haskell. 
  • Đoạn mã code sẽ được mã hóa và chuyển vào một khối (block) của blockchain. Ví dụ như smart contract trên Ethereum được biên dịch thành mã bytecode cấp thấp để Máy ảo Ethereum (EVM) thực thi. Và được tất cả các node (máy tính) đang hoạt động trên blockchain thực hiện xác minh, lưu trữ. 
  • Sau khi nhận lệnh triển khai, nếu hợp lệ thì giao dịch sẽ được tự động thực hiện. Hệ thống sẽ hoạt động theo câu lệnh “If – Then” và được giám sát bởi hàng ngàn node đang hoạt động, đảm bảo hoàn toàn phi tập trung và không ai có thể chỉnh sửa. 

Smart Contract la gi

Các tính năng chính của hợp đồng thông minh

Dưới đây là 7 tính năng chính của hợp đồng thông minh:

  • Không cần dựa trên sự tin cậy: Các bên tham gia hợp đồng thông minh không cần biết trước, gặp mặt trực tiếp, đánh giá uy tín, tin tưởng đối phương. Hợp đồng thông minh sẽ là nơi để hai bên tương tác trực tiếp. Nếu điều kiện hợp đồng được đáp ứng, giao dịch sẽ diễn ra đúng như thỏa thuận ban đầu, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối nhờ công nghệ blockchain.
  • Tính phi tập trung: Hợp đồng thông minh sẽ được tất cả các node trong mạng lưới blockchain thực hiện sao lưu. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu trước các sự cố bất thường và hạn chế tối đa khả năng tấn công của tin tặc.
  • Khả năng tùy chỉnh linh hoạt: Trước khi được thực thi, bạn có thể mã hóa hợp đồng thông minh theo nhiều cách. Chính vì thế, hợp đồng thông minh thường được dùng để tạo ra nhiều dApp và NFT.
  • Tính bất biến: Một khi đã được triển khai, bạn không thể thay đổi hợp đồng thông minh. Trừ khi tạo lập có điều khoản cho phép xóa hợp đồng thì bạn mới có thể xóa.
  • Tính tất định: Khi các điều kiện đã được đáp ứng đầy đủ, giao dịch trên hợp đồng thông minh tất yếu sẽ xảy ra. Và hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hành động mà nó đã được thiết kế từ trước.
  • Tự động hóa: Khi đã đáp ứng các điều kiện định sẵn, hợp đồng thông minh sẽ tự động thực hiện giao dịch đúng theo điều kiện “nếu… thì” được nêu rõ. Tuy nhiên, nếu không được kích hoạt, hợp đồng thông minh sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động nào.
  • Minh bạch: Hợp đồng thông minh hoạt động trên các blockchain công khai. Ai cũng có thể truy cập, tìm hiểu thông tin hợp đồng nhưng không thể sửa đổi.

Smart Contract la gi

Ưu, nhược điểm của smart contract

Với các đặc điểm nêu trên, hợp đồng thông minh có những ưu nhược điểm nhất định. 

1. Ưu điểm

Smart contract ghi dấu ấn trên thị trường điện tử bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Chống kiểm duyệt

Smart contract không bị bất cứ cơ quan, tổ chức nào quản lý và chi phối hoạt động. Chỉ cần hai bên tham gia tuân thủ các điều khoản đã ký trên hợp đồng là giao dịch sẽ được tự động thực hiện.

  • Có khả năng tùy chỉnh cao:

Smart contract là một bộ mã hóa có thể lập trình theo nhiều cách khác nhau cho phù hợp với sản phẩm và loại hình dịch vụ mà nhà phát triển hướng tới.

  • Tăng hiệu suất hoạt động

Smart contract được thực thi một cách chính xác và hoàn toàn tự động theo các điều khoản định trước. Điều này giúp giao dịch diễn ra nhanh, giải quyết nhiều giao dịch hơn, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, việc không hạn chế số lần sử dụng giúp hợp đồng thông minh được ứng dụng liên tục mà vẫn đảm bảo tính tiện ích.

  • An toàn

Sau khi hoàn thành, dữ liệu của smart contract sẽ được sao lưu trên hàng trăm, hàng nghìn node trên mạng lưới để đảm bảo tin tặc không thể tấn công. Ai cũng có thể xem hợp đồng thông minh nhưng không thể sửa đổi hoặc xóa bỏ. Vì thế, các dữ liệu quan trọng sẽ được bảo mật, tránh tác động từ bên ngoài.

  • Chính xác

Hợp đồng thông minh được lập trình sẵn trên máy móc nên hạn chế được các sai sót thường gặp phải ở hợp đồng giấy. Đồng thời, hợp đồng cũng được triển khai dưới sự giám sát của hàng trăm, hàng nghìn node trên mạng lưới để đảm bảo không sai sót trong quá trình giao nhận.

  • Không thất lạc

Dữ liệu của hợp đồng thông minh được mã hóa và lưu trữ trên sổ cái chung nên khó có thể thất lạc. Nhờ đó, người dùng dễ dàng tìm kiếm, xem lại, kiểm tra nguồn gốc giao dịch và quản lý hợp đồng thông minh.

2. Nhược điểm

Bên cạnh đó, smart contract vẫn còn một số nhược điểm như:

  • Tính pháp lý

Chính quyền chưa có chính sách khai thác, quản lý smart contract. Nó cũng không phù hợp với khung pháp lý hiện đại. Vì hợp đồng pháp lý yêu cầu các bên tham gia phải có danh tính rõ ràng, đủ từ trên 18 tuổi… Tuy nhiên smart contract lại ẩn danh người dùng. Vì thế, smart contract hoạt động mà không có sự giám sát, bảo hộ của cơ quan nhà nước và pháp luật. 

Nếu smart contract có lỗi, người dùng cũng không được nhà nước bảo vệ quyền lợi. Đây chính là một trở ngại cho các smart contract xuyên quốc gia.

  • Chi phí triển khai tương đối lớn

Nếu muốn sử dụng smart contract, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư cơ sở hạ tầng, máy tính, thuê lập trình viên giỏi. Vì thế, chi phí bỏ ra là khá lớn.

  • Rủi ro khi bộ mã bị lỗi hay bị tấn công

Smart contract là bộ mã lập trình do con người viết ra nên có khả năng bị lỗi và bị tấn công. Nếu bộ mã này thiết kế không hoàn chỉnh hay người dùng làm lộ thông tin cá nhân (thông tin ID, thẻ căn cước, email) thì hacker có thể tấn công. Thực tế cho thấy nhiều dự án blockchain đã bị tấn công do smart contract lỗi.

  • Không thể sửa đổi dù phát hiện ra lỗi

Nếu smart contract đã được triển khai, dù đã phát hiện ra điểm bất thường và đồng thuận sửa đổi điều khoản, các bên cũng không thể chỉnh sửa những điều khoản trên đó mà chỉ có thể viết lại. Điều này dẫn đến việc dù phát hiện lỗi, smart contract vẫn dễ bị tấn công. 

Ví dụ như vào năm 2016, smart contract gặp sai sót làm cho tổ chức tự trị phi tập trung DAO bị hack, hàng triệu ETH bị mất cắp. Dù đã phát hiện lỗi song đội ngũ nhà phát triển không thể sửa đổi smart contract. Hậu quả là đã dẫn đến việc hard fork, tạo ra Ethereum Classic. 

Các ứng dụng của Smart Contract

Smart contract giúp cho các giao dịch diễn ra nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng smart contract có thể thay thế hoàn toàn cho hợp đồng giấy truyền thống. 

Hiện nay, loại hợp đồng này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tiền điện tử, chuỗi cung ứng, y tế, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, tài chính, quản trị, bầu cử, ký quỹ, từ thiện…

  • Trong lĩnh vực tiền điện tử

Smart contract ứng dụng thành công nhất trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain. Đã có nhiều dApp, token, NFT, trò chơi được tạo ra từ smart contract.

  • Quản lý chuỗi cung ứng

Smart contract giúp theo dõi vị trí sản phẩm, ghi lại mọi hoạt động một cách minh bạch, chính xác, chi tiết và tuần tự. Nhờ đó, các bộ phận trong doanh nghiệp có thể giám sát, đốc thúc lẫn nhau để đánh giá, thúc đẩy năng suất lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh, giảm nguy cơ mất hàng hóa. 

Đồng thời, các công ty vận chuyển cũng có thể sử dụng smart contract để cập nhật các nhà cung cấp và hàng tồn kho căn cứ vào việc giao hàng. 

  • Quản lý dữ liệu

Smart contract có thể được lập trình để lưu trữ dữ liệu một cách hoàn toàn tự động. Điều này giúp cho dữ liệu lưu trữ tại các phòng ban đều đồng nhất và minh bạch.

  • Chăm sóc sức khỏe

Các bệnh viện, phòng khám bệnh sử dụng smart contract để ghi lại hồ sơ bệnh nhân và lưu trữ trên blockchain. Thông tin mỗi bệnh nhân sẽ được mã hóa và cung cấp khóa riêng. Nhờ đó, việc quản lý, trích xuất hóa đơn rất tiện lợi và tiệm thời gian, chi phí cho bệnh viện, phòng khám.

  • Bảo hiểm

Smart contract có thể thay thế một phần hợp đồng bảo hiểm. Khi nhận được xác nhận của một cuộc thăm khám sức khỏe, phẫu thuật, bảo hiểm y tế sẽ  giải ngân thông qua hợp đồng thông minh.

  • Bầu cử

Tất cả các phiếu bầu sẽ được mã hóa và bảo vệ bằng sổ cái của smart contract. Để tiếp cận, chúng cần được giải mã và đòi hỏi quyền truy cập đủ mạnh. Nhờ các tính năng vượt trội của smart contract, việc thao túng bầu cử sẽ được ngăn chặn. Bởi thế, quá trình bầu cử diễn ra hoàn toàn minh bạch và an toàn, bảo mật.

  • Bất động sản

Khi ký smart contract, tiền và quyền sở hữu bất động sản sẽ được tự động chuyển cho người bán và người mua vào ngày giao hẹn. Nhờ vậy, các giao dịch bất động sản diễn ra suôn sẻ và bớt căng thẳng hơn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về smart contract. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu smart contract là gì. Chúng tôi tin rằng việc thấu hiểu thuật ngữ smart contract sẽ giúp bạn phát triển sản phẩm hay đầu tư vào thị trường crypto, ứng dụng hợp đồng thông minh trong cuộc sống dễ dàng hơn.

>>>> Có thể bạn quan tâm: 

BEAM coin là gì? Tất tần tật về tiền điện tử BEAM

 

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *