Stellar là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về XLM coin

Stellar là một giao thức Blockchain hỗ trợ thanh toán và giao dịch phi tập trung giúp người dùng chuyển tiền nhanh chóng với chi phí rất thấp. Kể từ khi ra mắt vào năm 2014, mạng Stellar đã xử lý hàng tỷ giao dịch, thiết lập quan hệ đối tác với các công ty lớn và trở thành một khoản đầu tư tiền điện tử phổ biến. Vậy Stellar là gì? Hãy cùng Cafe des Epices đi tìm hiểu những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.
Stellar là gì?
Stellar là một mạng thanh toán mã nguồn mở, phi tập trung cho phép bạn tạo, gửi và giao dịch các tài sản kỹ thuật số của các loại tiền tệ (USD, EUR, BTC…), bất động sản hay bất kỳ tài sản nào khác trên một mạng duy nhất.
Trong khi những người chuyển tiền khổng lồ như MoneyGram và Western Union tính phí rất cao và phải mất nhiều ngày để xử lý giao dịch. Stellar là một mạng thanh toán dựa trên blockchain, từ đó mang lại cho người dùng cuối trải nghiệm giao dịch nhanh chóng, rẻ hơn để thực hiện thanh toán toàn cầu.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2014, mạng Stellar đã xử lý hàng tỷ giao dịch, thiết lập mối quan hệ đối tác với các công ty lớn và trở thành một khoản đầu tư tiền điện tử phổ biến.
Đội ngũ sáng lập Stellar
Dự án được điều hành bởi Stellar Development Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thiết kế và phát triển nền tảng tài chính trực tuyến. Tổ chức này có văn phòng dự án tại San Francisco và New York.
Đội ngũ sáng lập và phát triển của Stellar gồm các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, thiết kế có tên tuổi trên toàn thế giới.
Các cá nhân sáng lập:
- Jed McCaleb – Founder và CTO của Stellar: Là lập trình viên và doanh nhân người Mỹ. Trước khi đồng sáng lập Stellar, anh đã thành lập và giữ chức vụ CTO của công ty Ripple cho đến năm 2013.
- David Mazières: Chief Scientist của Stellar.
Đội ngũ cố vấn:
- Patrick Collison: CEO của Stripe
- Sam Altman: Chủ tịch của Y Combinator
- Naval Ravikant: Nhà sáng lập của AngelList
- Matt Mullenweg: Nhà sáng lập của WordPress.com
- Greg Stein: Director tại Apache Software Foundation
- Bhagwan Chowdhry: Giáo sư tại UCLA Anderson
- Cựu cố vấn Dan Kaminsky
Lịch sử thành lập Stellar
Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng của Stellar:
- Vào năm 2014, hệ thống mạng Stellar được ra mắt bởi Jed McCaleb và cựu luật sư Joyce Kim. Jed McCaleb cũng là người sáng lập của Mt. Gox và đồng sáng lập của Ripple, tuy nhiên do một số mâu thuẫn về tương lai dự án Ripple nên ông đã tách ra và thành lập Stellar.
- Vào tháng 7 cùng năm, Stellar Development Foundation – tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò quản lý và phát triển Stellar được thành lập với sự cộng tác của Patrick Collison – CEO Stripe. Stellar đã nhận được 3 triệu đô seed funding từ Stripe để đổi lấy 2% tổng cung ban đầu của Lumen.
- Stellar được phát hành dưới dạng một mạng và giao thức thanh toán phi tập trung với native token là stellar (sau này được chuyển tên thành Lumen hoặc XLM). Khi ra mắt, mạng có 100 tỷ stellar và 25% trong số đó được trao cho các tổ chức phi lợi nhuận nhằm xây dựng một nền tài chính toàn diện.
- Vào tháng 8/2014, Mercado Bitcoin – sàn giao dịch bitcoin đầu tiên của Brazil, thông báo sẽ sử dụng mạng Stellar. Đến tháng 1/2015, Stellar đã có khoảng 3 triệu tài khoản người dùng đã đăng ký trên nền tảng và vốn hóa thị trường gần 15 triệu USD.
- Ban đầu, Stellar vẫn được coi là một bản Fork của Ripple do vẫn hoạt động dựa trên Ripple Consensus Protocol. Tuy nhiên, vào tháng 4/2015, Stellar Development Foundation đã phát hành một giao thức đồng thuận mới tên sử dụng giao thức tiền điện tử SCP do giáo sư David Mazières của Stanford tạo ra.
- Vào tháng 9 năm 2017, Stellar đã công bố một chương trình thuộc Chương trình tài trợ đối tác (Stellar Stellar Partnership Grant Program) trong đó sẽ tài trợ cho các đối tác lên tới 2 triệu đô để phát triển dự án.
- Năm 2021, Franklin Templeton đã đã ra mắt quỹ tương hỗ “token hóa” đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng Stellar.
Cách thức hoạt động của Stellar
Mặc dù Stellar vay mượn ý tưởng từ Bitcoin, song điểm khác biệt chính của nó so với Bitcoin là nó được bảo đảm bằng một giao thức đồng thuận khác.
Thay vì sử dụng PoW, Stellar triển khai giao thức đồng thuận “Stellar Consensus Protocol” (SCP) được phát minh bởi nhà khoa học David Mazieres vào năm 2015. Theo SCP, một nhóm các node đáng tin cậy sẽ chịu trách nhiệm xác thực giao dịch và tạo khối.
Tập hợp các node đáng tin cậy này sẽ được bình chọn định kỳ. Bất kỳ ai trên mạng cũng đều có thể tham gia bằng cách chạy một node. Mỗi node bỏ phiếu cho người mà họ tin là đáng tin cậy.
Khi hệ thống xuất hiện giao dịch mới, hệ thống sẽ gom các giao dịch chưa xử lý tại một thời điểm vào một block. Hệ thống chỉ sử dụng một phần mạng là tập hợp các node đáng tin cậy được bầu trước đó tham gia xác minh giao dịch thay vì yêu cầu tất cả các node cùng tham gia. Nhờ cơ chế đồng thuận SCP giúp Stellar có thể xử lý lên đến 1000 giao dịch mỗi giây (TPS).
Các tính năng nổi bật của Stellar
Stellar là một nền tảng thanh toán mở và có thể tương tác. Dưới đây là những tính năng nổi bật của Stellar.
1. Cho phép phát hành tài sản riêng
Stellar cho phép người dùng tạo ra các đồng token dựa trên các tài sản đảm bảo trong thế giới thực, cũng như tài sản kỹ thuật số, bao gồm: các loại tiền pháp định, bất động sản, vàng, cổ phiếu, tiền kỹ thuật số….
2. Giao dịch token ngang hàng
Giao thức cho phép kết nối giữa người mua và người bán, cũng như gửi và nhận tiền thông qua mạng Blockchain Stellar một cách đơn giản. Người mua có thể gửi giá thầu (bid) hoặc yêu cầu của họ tới mạng thông qua thao tác đơn giản và các giao dịch tương thích sẽ tự động được giải quyết sau vài giây.
Không có bất kỳ bên trung gian nào dàn xếp việc thanh toán cũng như không có thực thể nào đóng vai trò là người giám sát trung gian, tất cả là nhờ Sàn giao dịch phi tập trung (hay còn gọi là DEX) được tích hợp.
3. Chuyển đổi tiền tệ nhanh, phí rẻ
Stellar không chỉ cho phép người dùng gửi tiền đến người dùng khác mà còn cho phép gửi một loại tiền tệ và người nhận nhận một loại tiền tệ khác. Đây được gọi là thanh toán đường dẫn (path payment), một sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Hiểu một cách đơn giản như sau: Một người ở Philippines sử dụng Stellar để gửi tiền đến một ngân hàng ở Kenya. Stellar sẽ tự động đổi đồng Peso sang Lumens (XLM coin) và chuyển đổi lại Lumen thành đồng Shilling theo tỷ giá hối đoái hiện tại.
Như vậy, thông qua Stellar, việc gửi và chuyển đổi tiền được thực hiện chỉ trong một giao dịch duy nhất. Người nhận sẽ không phải chờ hàng tuần mới nhận được tiền và người gửi cũng không phải trả phí cao.
So sánh Stellar và Ripple
Từng là một dự án được tách ra từ Ripple, tuy nhiên Steller hiện đã cho thấy hướng phát triển độc lập và mạnh mẽ. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa 2 nền tảng này.
1. Giống nhau
- Cả Ripple và Stellar đều dựa trên công nghệ sổ cái phân tán. Giao dịch trên 2 blockchain đều rất nhanh và gần như miễn phí, đó là lý do chúng đều là lựa chọn tuyệt vời cho việc chuyển khoản và thanh toán quốc tế.
- Cả Ripple và Stellar đều không sử dụng khai thác để xác minh giao dịch như các loại tiền điện tử khác, do đó không cần đến phần cứng tiêu tốn nhiều năng lượng.
2. Khác nhau
– Cơ chế đồng thuận:
Stellar tự sáng tạo ra giao thức đồng thuận riêng là Stellar Consensus Protocol (SCP), trong khi Ripple sử dụng cơ chế đồng thuận Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA).
– Tính lạm phát/ giảm phát của token:
XRP là một loại tiền tệ giảm phát, có nghĩa là sức mua của đồng tiền này có thể sẽ tăng lên theo thời gian, do sự khan hiếm ngày càng tăng của nó. Điều này là do XRP bị đốt cho phí giao dịch hoặc bị xóa vĩnh viễn khỏi lưu thông.
Trong khi đó, Stellar có tỷ lệ lạm phát cố định hàng năm là 1%. Lạm phát giúp đảm bảo những người dùng nắm giữ XLM có thể tiếp tục nhận được giá trị hợp lý cho đồng tiền khi lạm phát gia tăng trên toàn thế giới.
– Phân phối:
XLM đã được phân phối ra công động khi phát hành, với hơn 90 phần trăm tiền tệ thuộc sở hữu của cộng đồng. Trong khi đó, ít nhất một nửa số token XRP được sở hữu bởi những người sáng lập.
– Đối tượng:
Ripple chủ yếu hướng tới các ngân hàng và tổ chức tài chính để giải quyết các khoản thanh toán quốc tế, trong khi Stellar hướng tới những giao dịch vi mô của những người muốn gửi/nhận tiền nhanh chóng và chi phí thấp.
– Tổ chức điều hành:
Ripple là công ty tư nhân, còn Stellar hoạt động vì mục đích “phi lợi nhuận”.
XLM coin là gì?
XLM coin hay lumen là token chính thức của Stellar. XLM được tạo ra để thực hiện một vài vai trò đặc biệt trong mạng lưới điển hình như thanh toán giao dịch và làm cầu nối cho các khoản thanh toán quốc tế.
Thông tin chi tiết về XLM coin
Token Metrics:
- Token Name: Stellar.
- Ticker: XLM.
- Blockchain: Stellar blockchain.
- Consensus: Stellar Consensus Protocol (SCP).
- Type: Utility.
- Avg. Block time: 5 giây.
- Avg. Transaction Time: Over 1000 TPS.
- Token Standard: Updating…
- Contract: Updating…
- Total Supply: 50,001,787,507 XLM.
- Circulating Supply: 26,133,689,538 XLM (52%)
- Market Cap: $1,917,099,539 (#27)
- 24h Volume: $57,467,180
- Current Price: $0.07335
Token Allocation:
Năm 2015, Stellar phát hành tổng nguồn cung ban đầu là 100 tỷ XLM và được phân phối như sau:
- 50% dành cho chương trình Direct Sign Up
- 25% dành cho các chương trình Partnership
- 20% dùng cho những người nắm Bitcoin thông qua airdrop
- 2% sẽ được phân bổ cho Stripe thông qua đầu tư hạt giống (seed investment)
- 3% do Stellar Development Foundation nắm giữ.
XLM coin dùng để làm gì?
Dưới đây là những chức năng của XLM coin:
- Trả phí giao dịch: XLM coin được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên Blockchain Stellar. Trong đó, mỗi giao dịch có thể chứa tối đa 100 stroop (hoạt động) và mức phí cố định của mỗi stroop là 0,00001 XLM.
Phí giao dịch = stroop x phí cố định
- Phần thưởng Voting: XLM coin cũng được sử dụng làm phần thưởng cho những người tham gia Voting trên mạng.
- Điều kiện hoạt động trên mạng lưới: Hệ thống yêu cầu mỗi tài khoản trong mạng Stellar đều phải duy trì tối thiểu 1 XLM nhằm ngăn chặn tấn công thư rác làm tắc nghẽn sổ cái.
- Tăng tính thanh khoản với chức năng tiền tệ chuyển đổi: XLM hoạt động như một loại “tiền tệ cầu nối” (Cross-currency) khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới.
Ví lưu trữ và sàn giao dịch XLM coin
Bạn có thể lưu trữ XLM coin trên một số ví như: Keybase, StellarTerm, Solar Wallet, Lobstr hoặc các ví cứng như Ledger Nano S, Ledger Nano X, Tresor…
Có nên đầu tư vào coin XLM không?
Đây quả thật là một câu hỏi không dễ trả lời, bởi việc đầu tư vào bất kỳ loại tiền điện tử nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro. Tuy nhiên bạn có thể xem những ưu và nhược điểm của XLM coin ở dưới đây để xây dựng kế hoạch đầu tư tối ưu nhất.
Những ưu điểm khi đầu tư XLM coin:
– Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư lớn mạnh:
Dự án được sáng lập bởi Jed McCaleb và Joyce Kim – đều là những chuyên gia có tên tuổi trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số – cùng với đội ngũ chuyên gia có trình độ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó là nhiều đối tác uy tín như: Deloitte – một trong những công ty kế toán hàng đầu thế giới, International Business Machine Corporation (IBM), ICICI Bank và Tempo Money Transfer,… và đặc biệt là Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine đã hợp tác triển khai Stellar trong các dự án lớn.
– Công nghệ đổi mới:
Hiện tại phần lớn các hệ thống Blockchain tiền mã hóa đều được xây dựng dựa trên nền tảng Bitcoin. Ngay cả Ethereum – Crypto xếp hạng thứ 2 chỉ sau Bitcoin, cũng phải dựa vào nhiều đặc tính của nền tảng Bitcoin khi sử dụng cơ chế PoW ở Ethereum 1.0.
Trong khi đó, XLM coin lại mở ra một xu hướng mới trong công nghệ Blockchain. Hệ thống không yêu cầu khai thác để xác thực giao dịch. Thông qua Giao thức đồng thuận Stellar cho phép nó xử lý giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Cụ thể, Stellar có thể xử lý 1,000 – 5,000 TPS và chi phí giao dịch chỉ khoảng $0.00002.
– Mức độ ứng dụng rộng rãi:
Một đồng coin càng có ứng dụng rộng rãi thì khả năng phát triển càng mạnh mẽ. Và XLM coin đã làm được điều đó. Mục tiêu của Stellar là xây dựng một mạng lưới thanh toán tiện lợi thay vì trở thành một tài sản dự trữ. Với ưu điểm về tốc độ và chi phí giao dịch, công nghệ Stellar được triển khai trong nhiều dự án có tầm ảnh hưởng lớn, tiêu biểu như:
+ Dự án tích hợp Stellar vào Vumi – một ứng dụng nhắn tin mã nguồn mở của Quỹ Praekelt ở Nam Phi, trong đó sử dụng thời gian nói chuyện của điện thoại di động làm tiền tệ bằng giao thức Stellar.
+ Dự án tích hợp Stellar để xây dựng ứng dụng thanh toán xuyên biên giới Deloitte Digital Bank vào năm 2016.
+ Hợp tác với IBM và KlickEx để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Hệ thống thanh toán xuyên biên giới do IBM phát triển bao gồm quan hệ đối tác với các ngân hàng trong khu vực.
+ Vào ngày 6/1/2021, Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine đã công bố chương trình hợp tác và đối tác với Stellar trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ukraine, sau đó giá trị của Stellar đã tăng 40%.
Những nhược điểm khi đầu tư XLM coin:
– Cạnh tranh với các loại tiền điện tử khác:
Bitcoin đang chiếm một vị trí dường như không thể thay thế và chi phối rất lớn đến cả thị trường chung. Bên cạnh đó, nhiều altcoin mới ra đời với xu thế “công nghệ sau cải tiến hơn công nghệ trước” biến những ưu điểm về công nghệ của XLM coin có thể sẽ lỗi thời. Ngoài ra, hiện tại có nhiều mạng Blockchain hướng đến xây dựng nền tảng thanh toán trực tuyến và hỗ trợ các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApps) cũng như hệ sinh thái DeFi, mà đối thủ nặng ký nhất phải kể đến Ethereum 2.0.
– Biến động giá khá mạnh:
Biểu đồ sau cho thấy sự biến động giá của XLM coin kể từ khi phát hành:
XLM coin chứng kiến mức tăng trưởng rất ấn tượng trong các năm 2018 và 2021, đó cũng là thời điểm hầu hết các altcoin khác cũng tăng giá do tác động của Bitcoin. Mặc dù mức giá của XLM coin trong suốt lịch sử đều cao hơn mức giá lúc phát hành ban đầu, tuy nhiên mức tăng trưởng còn khá khiêm tốn so với những gì mà BTC và ETH đã làm được.
Kết luận
Dựa vào xu hướng phát triển của công nghệ Blockchain và tiền mã hóa trong tương lai thì việc đầu tư vào các loại altcoin hứa hẹn sẽ là một lựa chọn đầu tư sinh lợi. Tuy nhiên việc lựa chọn kế hoạch đầu tư phụ thuộc vào “khẩu vị” và khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được Stellar là gì cùng những thông tin hữu ích cho việc đầu tư vào XLM coin.
>>> Có thể bạn quan tâm: