USDT là gì? Tether (USDT) có an toàn không?

USDT là gì? Tether (USDT) có an toàn không?

USDT là một trong những loại tiền ổn định (stablecoin) đầu tiên trên thế giới và phổ biến nhất trong suốt những năm qua. Là một trader, USDT có lẽ không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Vậy USDT là gì? Ứng dụng và cách thức hoạt động của USDT ra sao? Hãy cùng Cafe des Epices tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

USDT là gì?

USDT hay Tether (USDT) là đồng stablecoin được giới thiệu vào năm 2014, bởi công ty Tether Limited với cái tên ban đầu là Real coin. USDT được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain và là stablecoin được thiết kế để mỗi token tương đương với một đồng Đô la Mỹ. 

Đồng tiền này tồn tại trên nhiều blockchain khác nhau. Ban đầu nó được phát hành trên Bitcoin thông qua giao thức Omni. Sau đó, USDT tiếp tục được phát hành trên một số chuỗi khối khác như Ethereum, TRON, EOS, Algonrand, Solana và Bitcoin Cash (thông qua giao thức SLP)… 

USDT la gi

Giống như các stablecoin khác, USDT được sử dụng để giao dịch tiền điện tử, bởi nó giúp các nhà giao dịch tránh khỏi sự biến động của thị trường thường xảy ra với BTC và các tài sản crypto khác. Ngoài ra, việc sử dụng stablecoin cũng giúp loại bỏ một số loại phí và sự chậm trễ khi chuyển đổi giữa tiền mã hóa và tiền pháp định (Fiat). 

>> Xem thêm: Mina coin là gì?

Tether là gì?

Tether thuộc quyền quản lý của công ty Tether Limited có trụ sở tại HongKong. Tether là nền tảng hỗ trợ blockchain được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tiền pháp định theo cách tiền mã hóa. 

Tether hỗ trợ chuyển đổi tiền pháp định sang các Tether token (ký hiệu: ₮) theo tỷ lệ 1:1 (ví dụ: 1 USDT = 1 USD). Sau đó 100% tiền pháp định này sẽ được dự trữ bởi Tether Limited. Tether cam kết số lượng Tether token đang lưu hành sẽ luôn tương đương với số lượng tiền pháp định thực tế đang lưu trữ tại ngân hàng của Tether Limited. 

Hiện tại, Tether hỗ trợ đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), Mexico Peso (MXN), đồng Bảng Anh (GBP) và đồng nhân dân tệ Trung Quốc (CNH). Ký hiệu các Tether Token này lần lượt là USDT, EURT, MXNT, GBPT và CNHT. 

Cách thức hoạt động của USDT

Về cơ bản cách thức hoạt động của USDT được trình bày trong Whitepaper như sau:

  1. Bước 1: Người dùng gửi tiền Fiat (USD) vào hệ thống tài khoản ngân hàng của Tether Limited.
  2. Bước 2: Tether tạo ra một lượng USDT tương ứng với số tiền mà người dùng đã gửi. 
  3. Bước 3: Nhà đầu tư lúc này có thể tự do thực hiện giao dịch các USDT tương ứng: trực tiếp mua bán, trao đổi trên các sàn giao dịch…
  4. Bước 4: Khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc có ý định rút tiền mặt, người dùng có thể chuyển đổi Tether token thành tiền Fiat thông qua nền tảng Tether.
  5. Bước 5: Hệ thống sẽ hủy token và trả lại người dùng lượng Fiat tương ứng.                                                                                                                                                                      

USDT được sử dụng để làm gì?

Đồng USDT được tạo ra để sử dụng cho các mục đích chính sau: 

  • Tiếp cận nhanh với sự ổn định của thị trường: Nếu giá Bitcoin hoặc các tài sản cryptocurrency khác đang giảm mạnh, để hạn chế tổn thất thấp nhất bạn có hãy nhanh chóng chuyển đổi số lượng tiền mã hóa của mình sang USDT, thay vì cố rút sang tiền pháp định. USDT là đồng ổn định có giá trị tương đương với USD, giúp bạn ẩn náu an toàn trong lúc thị trường đang biến động “down trend”. 
  • Chuyển tiền giữa các sàn giao dịch: Với Tether (USDT), bạn có thể chuyển tiền của mình giữa các sàn giao dịch rất nhanh chóng. Điều này cũng hỗ trợ hữu ích cho giao dịch chênh lệch giá với các đồng tiền khác. 

Tether usdt la gi

  • Giao dịch trên các sàn giao dịch chỉ dành cho tiền mã hóa: Một số sàn giao dịch không hỗ trợ gửi và rút tiền pháp định, nhưng lại cho phép giao dịch bằng USDT. Khi đó, bạn chỉ cần mua USDT trước, sau đó có thể giao dịch mua bán USDT với đồng coin bạn muốn trên các sàn giao dịch này mà không phải lo lắng về sự biến động của thị trường. 
  • Giao dịch Forex: USDT được cố định với USD theo tỷ lệ 1:1, vì thế mà bạn có thể thực hiện giao dịch Forex bằng cách chuyển đổi tiền pháp định của quốc gia mình thành USDT, khi giá trị của chúng cao hơn so với USD. Nếu đồng nội tệ giảm giá, bạn có thể rút ra tiền mặt hoặc đổi lấy tài sản khác. 

Phân loại USDT trên các Blockchain

USDT được phát hành trên rất nhiều blockchain khác nhau. Song trên thực tế, hầu hết nguồn cung của nó tồn tại dưới dạng mã thông báo USDT ERC-20 và USDT TRC-20 và USDT Omni. 

  • USDT – Omni (Bitcoin): USDT Omni được phát triển dựa trên mã nguồn gốc của chuỗi Blockchain Bitcoin, sử dụng chung địa chỉ ví với Bitcoin. Do đó, những hoạt động như nạp hoặc rút tiền đều diễn ra trên mạng lưới Bitcoin. Tuy nhiên USDT Omni có tốc độ giao dịch khá chậm và phí giao dịch cao. 
  • USDT – ERC20 (ETH): Kể từ tháng 9/2017, Tether phát hành USDT trên Ethereum. Đồng USDT này sử dụng chung địa chỉ ví với ETH nên các hoạt động nạp hoặc rút tiền đều diễn ra trên mạng lưới của Ethereum. USDT-ERC20 có ưu điểm đó là tốc độ giao dịch rất nhanh. Thường thì một giao dịch token ERC-20 chỉ mất khoảng dưới 1 phút để xác nhận. 
  • USDT – TRC20 (TRON): USDT – TRC20 là loại USDT được xây dựng trên blockchain của TRON (TRX) theo tiêu chuẩn TRC-20. Token TRC 20 sử dụng chung địa chỉ ví với TRON và các hoạt động nạp hoặc rút tiền cũng diễn ra trên mạng lưới TRON. Về độ giao dịch và phí của TRC 20 với ERC20 hiện tại đang ngang bằng nhau.
Tiêu chí

OMNI

ERC20

TRC 20

Kiểu địa chỉ Bắt đầu bằng số 1 hoặc 3 

Ví dụ: 183hmJGRu…

Bắt đầu bằng ‘0’ và ‘x’

Ví dụ: 0xbd7e….

Bắt đầu bằng chữ T viết hoa

Ví dụ: T9zP14….

Mạng Mạng Bitcoin (BTC) Mạng Ethereum (ETH) Mạng Tron
Tốc độ truyền Chậm (Dao động từ 0,6-2 giờ) Khác nhau, từ một vài phút đến hàng chục phút. Nhanh (Từ vài giây đến vài phút)
lệ phí 35 USDT 30 USDT 2 USDT
Sự an toàn cao nhất Cao Vừa phải
Lời khuyên sử dụng Số lượng, lớn Tần suất thấp Số tiền trung bình, Tùy chọn giao dịch Số lượng nhỏ, Tần suất cao

Hiện nay, nhiều sàn giao dịch lớn đã công bố hỗ trợ USDT- ERC20 và USDT – TRC20 như Kucoin, Huobi, OKEx, Remitano hay Poloniex. Với Binance và Coinbase thậm chí chỉ hỗ trợ USDT-ERC20.

Dự đoán trong tương lai đồng USDT-Omni sẽ không còn thịnh hành nữa, mà thay vào đó các phiên bản USDT-ERC20 và USDT-TRC20, đặc biệt là ERC20 sẽ lên ngôi vì cộng đồng Ethereum rất lớn.

Ví lưu trữ đồng USDT

Mỗi USDT sẽ được lưu trữ trên 3 loại ví thông dụng như sau: 

  • Hot Wallet (Ví nóng): Là dạng ví lưu trữ dữ liệu Online. Trong đó người dùng sẽ nắm giữ Private key để tự bảo mật tài sản của mình. Điểm mạnh của loại ví này là tiện lợi trong việc giao dịch, chỉ cần có mạng là có thể giao dịch. Ví dụ: Binance Wallet, Ledger Nano X, Coinomi, OmniWallet, MyEtherWallet, Trust Wallet…
  • Cold Wallet (Ví lạnh): Là dạng ví lưu trữ dữ liệu ngoại tuyến. Ví lạnh lưu trữ USDT thường chỉ dành cho những nhà đầu tư dài hạn, hoặc không có sự tin tưởng vào các ví Online. Điểm mạnh là loại ví này cực kì an toàn. Ví dụ: Ledger Nano X, Ledger Nano S, Trezor, Cool Wallet… Lưu ý, các loại ví Ledger hiện chỉ hỗ trợ lưu trữ USDT ERC-20. 
  • Ví sàn (đây là loại ví trực tiếp trên sàn giao dịch): Là loại ví có mức an toàn tương đối, tiện lợi trong việc giao dịch và trực tiếp trên sàn mà bạn cần giao dịch. Một số bí sàn nổi tiếng như Ví sàn Binance, Ví sàn Coinbase, Ví sàn Houbi…

USDT có an toàn không?

Mặc dù USDT là một stablecoin hữu ích, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên thị trường tiền điện tử. Thế nhưng nó cũng gây tranh cãi bởi tính tập trung, sự thiếu minh bạch trong việc nắm giữ tiền pháp định của Tether Limited. Người dùng đặt câu hỏi lượng tiền pháp định được neo theo tỷ lệ 1:1 với đô la Mỹ hiện chúng có thực tổng là bao nhiêu và nếu toàn bộ người sử dụng USDT muốn chuyển thành tiền pháp định thì Tether sẽ giải quyết như thế nào? 

  • Trên website chính thức, Tether tuyên bố 100% tiền pháp định được chốt theo tỷ lệ 1:1 với USD sẽ được dự trữ bởi chính Tether. Hàng ngày, Tether sẽ xuất bản về tổng tài sản dự trữ và phát hành hiện có tại mục Transparency. Tuy nhiên, vào tháng 2/2022, sau cuộc điều tra kéo dài 22 tháng được thực hiện bởi tổ chức New York Attorney General. Các nhà điều tra cáo buộc “Tether (USDT) được hỗ trợ hoàn toàn bằng Đô la Mỹ” là một lời nói dối. 
  • Đội ngũ Tether (USDT) khẳng định, USDT có một lượng lưu trữ khổng lồ, sẵn sàng đáp ứng bất kỳ khoản rút tiền nào. 

Tính theo vốn hóa thị trường, quả thật USDT đã và đang là đồng stablecoin dẫn đầu và có tính phổ biến rộng rãi. USDT dễ dàng sử dụng, tốc độ giao dịch nhanh, phí giao dịch phải chăng. Tuy nhiên, không phủ nhận đây là một đồng stablecoin tai tiếng. USDT có thể an toàn nhưng không đáng để mạo hiểm. Lời khuyên là các nhà đầu tư nên thận trọng cũng như đa dạng phân bổ stablecoin của mình để đảm bảo an toàn nhất nhé. 

Ưu – Nhược điểm của USDT 

Để đánh giá khách quan được USDT có đáng đầu tư hay không, chúng ta cần xét ưu và nhược điểm của USDT

Ưu điểm:

  • Là đồng stablecoin phổ biến: Tether (USDT) là được đánh giá là một phần quan trọng của hệ sinh thái tiền mã hóa. Các số liệu thống kê cho thấy USDT là đồng tiền có khối lượng giao dịch hàng ngày cao nhất, thậm chí là vượt qua cả Bitcoin. 
  • Giá tương đối ổn định: Nhờ khả năng neo dựa vào giá của USD nên giá trị của USDT tương đối ổn định. 
  • Hỗ trợ nhiều blockchain: USDT được xây dựng trên nhiều blockchain khác nhau, cung cấp khả năng tích hợp và áp dụng dễ dàng. Đặc biệt, các USDT được phát hành trên Ethereum, Tron, EOS, Solana, Bitcoin Cash… có tốc độ giao dịch rất nhanh và phí giao dịch tương đối rẻ. 
  • Ứng dụng rộng rãi: Bạn có thể sử dụng USDT ở hầu như các sàn giao dịch lớn vừa để lưu trữ, vừa để thực hiện các giao dịch một cách thuận lợi hơn.
  • Hạn chế phụ phí liên quan: Nếu như thông qua các tổ chức tài chính như phòng giao dịch, ngân hàng, nền tảng… thì khi giao dịch USDT, các khoản phụ phí gần như bằng 0. 

uu nhuoc diem cua usdt

Nhược điểm:

  • Có thể bị lộ thông tin: Trong một vài giao dịch, người dùng vẫn phải cung cấp thông tin cá nhân cho nền tảng. Nguy cơ mất dữ liệu hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân là có thể xảy ra.
  • Khả năng chênh lệch giá giữa USDT và USD có thể xảy ra. Mặc dù từ trước đến nay, chênh lệch chỉ giao động trong khoảng 3% nhưng không có gì đảm bảo trong tương lai điều này sẽ được duy trì mãi.
  • Tập trung hóa: USDT hiện do Tether Limited phát hành nên rủi ro khi công ty mẹ có thể thao túng các đồng Tether coin là hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Giá trị đầu tư thấp: USDT là đồng stablecoin, nếu xét về về phương diện trung gian, USDT là đồng trung gian tuyệt vời cho các giao dịch. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện đầu tư, USDT không có giá trị đầu cơ nhằm chờ giá leo thang. USDT chỉ thích hợp cho những ai vừa muốn tận hưởng công nghệ tiền số vừa muốn đầu tư đồng USD dài hạn. 

Kết luận

Hi vọng rằng, qua những chia sẻ dưới đây các nhà đầu tư đã hiểu rõ USDT là gì. Hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư một lĩnh vực nào đó. Chúc các bạn may mắn.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *